Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Mất ngủ: Vấn đề thường gặp khi mang thai

Những lo lắng trong cuộc sống, những thay đổi bên trong cơ thể trong suốt thời gian mang thai đặc biệt những tháng cuối thai kỳ, khiến chị em bầu thường mắc chứng mất ngủ. Cộng với những chứng bệnh như đau lưng, đau hông, đau đầu... khiến tình trạng mất ngủ càng trở lên trầm trọng. Làm sao để giải tỏa nỗi ưu phiền này?

Những biểu hiện mất ngủ của bà bầu
1. Những giấc mơ đêm
Những giấc mơ xáo trộn trong đêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó nhắm mắt. Mang thai là khoảng thời gian tâm trí bạn khá căng thẳng vì vậy những giấc mơ đáng sợ về đêm là không thể tránh khỏi. Đôi khi vì ban ngày bạn xem một bộ phim nào đó, gặp một chuyện bất ngờ nào đó cũng đi vào giấc mơ đêm của bạn. Nhiều bà bầu vì quá lo lắng cho thai nhi mà gặp những giấc mơ chẳng lành về em bé trong bụng.

2. Chuột rút
Có mẹ tâm sự với chúng tôi rằng chứng chuột rút lúc nửa đêm đã hành hạ chị suốt mấy tháng qua. Chị đã không thể ngủ ngon vì cứ ngủ được một lúc thì lại bị chuột rút khiến giấc ngủ không sâu và còn làm chị rất đau đớn. Đây cũng là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu.

3. Đi tiểu lúc nửa đêm
Thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng trở thành một thói quen dẫn đến chứng khó ngủ của bà bầu. Vậy tại sao bà bầu lại hay buồn tiểu vào ban đêm? Khi mang thai, áp lực của em bé đè lên bàng quang của bạn khiến hay buồn tiểu hơn.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai
Một vấn đề có thể gặp khi mang thai là mất ngủ. Khi mang thai, bạn sẽ thấy bị xáo trộn về giấc ngủ hơn những thời điểm khác. Có nhiều yếu tố gây mất ngủ khi mang thai. Khi thai nhi phát triển, lực ép tăng thêm đè lên cơ thể người phụ nữ; chèn ép nội tạng có thể khiến thai phụ không thoải mái. Lực ép lên bàng quang khiến thai phụ có cảm giác luôn mót tiểu.

Đau thắt lưng do tăng cân có thể khiến thai phụ khó nghỉ ngơi. Nằm giường cứng sẽ giúp giảm đau thắt lưng. Nằm nghiêng với tấm đệm hoặc kê gối giữa hai đầu gối có thể giảm một nửa lực chèn ép.

Căng thẳng cũng có thể gây mất ngủ. Thai phụ sẽ căng thẳng hơn vì nhiều yếu tố mới như hóa đơn khám bệnh, thu xếp công việc, mất nguồn tiền dự trữ, sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của người mẹ, bổn phận khi trở thành người mẹ.

Lo lắng cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ. Thực hiện các bước để giảm lo âu là rất cần thiết đối với thai phụ. Sức khỏe của người mẹ và thai nhi là quan trọng và không được bỏ sót bất kỳ triệu chứng nào ở người mẹ. Thai phụ phải đến khám bác sĩ nếu bị mất ngủ kéo dài.

Chế độ ăn uống khi mang thai cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ bà bầu.

Một số giải pháp để mẹ bầu dễ dàng tìm đến giấc ngủ hơn:
1. Chú ý đến chế độ ăn uống
Một phần không nhỏ ảnh hưởng tới giấc ngủ bà bầu chính là chế độ ăn uống. Nếu ăn các loại thức ăn có chứa chất kích thích cao thì sẽ làm thần kinh ảnh hưởng và giấc ngủ không được sâu.

Các loại thức ăn chứa nhiều đường như gạo, bột bánh mỳ, sữa ấm được cho là có tác dụng giúp bạn dễ ngủ hơn nên vào các bữa ăn đêm, bạn nên bổ sung thêm bằng các món ăn này, uống thêm một cốc sữa ấm khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.

Đôi khi thức ăn cũng gây ra chứng ợ nóng cho bà bầu, bởi vậy, khi thấy không hợp với các loại thức ăn bổ sung trên thì bạn có thể thay thế bằng món ăn khác, vừa tránh bị ợ nóng, vừa ngủ ngon. Nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ chiên để tránh bị ợ nóng.

2. Làm bạn với gối ôm
Mẹ bầu nên mua thêm một số gối ôm để hỗ trợ cho giấc ngủ được ngon hơn. (ảnh minh họa)

Mua thêm một vài chiếc gối dựa để quây quanh bụng và lưng của bà bầu khi ngủ. Với phần lưng, bạn đặt gối tựa vào lưng, sau đó đặt chiếc còn lại giữa 2 chân, tư thế nằm nghiêng này sẽ giúp bà bầu dễ chịu hơn vì lưng không còn phải gánh sức nặng của chiếc bụng nữa.

Mẹ bầu cũng cần chú ý tránh uống nước trước khi đi ngủ, tốt nhất là uống trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng để không phải thức dậy quá nhiều giữa đêm.

3. Tạo tâm lý thoải mái
Theo lý thuyết thông thường, cơ thể bạn quá mệt mỏi, căng thẳng thì khó có thể có một giấc ngủ sâu, chính vì vậy cần để cho tinh thần thoải mái, thư giãn khi đi ngủ. Thực hiện một số phương pháp tập luyện như massage cơ thể, nghe nhạc, tập hít thở, tập yoga…

Sau khi ăn tối, bạn có thể đi bộ khoảng 30 phút, đi lại nhẹ nhàng và uống nhiều nước, cơ thể được giãn cơ, đầu và chân được vận động nên bạn sẽ thấy thoải mái tinh thần hơn và giấc ngủ dễ đến hơn.

Bên cạnh việc tập đi bộ, tập yoga… bạn cũng nên kết hợp tập hít thở, giúp nhịp tim chậm lại và kéo giấc ngủ đến nhanh hơn.

Ngoài ra, thời gian tắm bạn có thể thả mình trong bồn tắm với một chút tinh dầu oải hương để tinh thần được thư thái, thoải mái.

Nằm nghiêng về bên trái tốt cho bà bầu. (ảnh minh họa)

4. Chọn tư thế ngủ lý tưởng
Ngay từ khi mới mang bầu, chị em hãy cố làm quen với tư thế ngủ nghiêng. Nằm nghiêng và co chân là tư thế thoải mái nhất cho chị em cũng như tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tư thế này cũng giúp tim bạn hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim.

Một số bác sĩ khuyến khích các bà bầu nên nằm quay về bên trái. Bởi gan nằm ở phía bụng bên phải, nằm quay sang trái giúp dạ con không đè lên các cơ quan quan trọng. Tư thế này cũng giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn và lượng máu tốt nhất dễ dàng đến dạ con, bào thai, thận.

Thay đổi tư thế xảy ra thường xuyên trong lúc ngủ và bạn không thể kiểm soát nổi. Nhưng bạn cũng đừng nên lo lắng là khi ngủ bạn sẽ tự động thay đổi tư thế nằm ngửa. Thông thường, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bạn sẽ không tự động thay đổi tư thế thành nằm ngửa bởi nó không hề thoải mái. Nếu bạn nằm ngửa thì sức nặng của thai nhi sẽ đè lên tĩnh mạch. Sự khó chịu đó sẽ đánh thức bạn ngay.

Ngoài ra, Tắm nước ấm, thực hiện các bài tập thư giãn trước khi ngủ có thể giúp thai phụ thoải mái hơn nhiều. Duy trì nhiệt độ thích hợp, cũng như giữ cho phòng ngủ tối và yên tĩnh sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |