Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Làm thế nào khi bị kéo dài thai kỳ?




Bạn sẽ làm thế nào nếu bé yêu của bạn vẫn chưa chịu chui ra khi đã qua ngày dự sinh?

Có không ít thai phụ lo sợ rằng nếu quá ngày dự sinh mà thai nhi vẫn chưa chịu ra thì thai nhi đó sẽ càng ngày càng to, gây khó đẻ. Thực ra, các mẹ không nên quá lo lắng vì điều này. Theo thống kê, số trẻ sơ sinh sinh đúng vào ngày dự sinh chỉ chiếm khoảng trên dưới 5%, còn lại khoảng 85% sinh trước hoặc sau ngày dự sinh 14 ngày, quá ngày dự sinh, sự phát triển của thai nhi sẽ tự nhiên chậm lại, đó là bởi chức năng của nhau thai cũng đang giảm dần, nhưng đối với những thai phụ có chức năng nhau thai tốt thì thai nhi vẫn tiếp tục tăng trưởng. 

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học chúng ta có thể kiểm tra được chức năng nhau thai có bình thường không và kiểm tra bằng máy siêu âm xem thai nhi có an toàn không. Nếu kết quả kiểm tra không có gì bất thường thì cứ yên tâm đợi đến khi xuất hiện cơn đau tự nhiên. Trường hợp quá ngày dự sinh trên 2 tuần được gọi là “kéo dài thai kỳ”. Nếu nhau thai xuất hiện hiện tượng lão hóa, nó sẽ không thể cung cấp đầy đủ không khí và chất dinh dưỡng cho thai nhi, gây suy thai, thậm chí là tử vong thai nhi, do vậy, khi chức năng nhau thai lão hóa bắt buộc phải dùng phương pháp tạo cơn đau để nhanh chóng lấy thai nhi ra. Một số thai phụ hễ nghe đến ba từ “thúc đẻ” là xuất hiện tâm lý kháng cự, cho rằng đây không phải là phương pháp đúng đắn. Do việc đẻ quá ngày dự sinh mang lại nguy cơ cao cho cả thai phụ và thai nhi, nên thai phụ nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, sau khi hiểu và đồng ý với phương pháp đó thì phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để xử lý. 


Các bà mẹ mang thai cần gặp bác sĩ thường xuyên

Làm thế nào để tránh bị “kéo dài thai kỳ”
Trong thời gian mang thai, thai phụ cần kiểm tra thai sản định kỳ, tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Cùng với sự phát triển của y học, sự tiến bộ của kỹ thuật kiểm tra, chăm sóc thai nhi trước khi sinh, bạn chỉ cần làm tốt việc lên kế hoạch, lựa chọn phương pháp sinh nở hợp lý là có thể đạt được kết quả sinh nở theo mong muốn. Muốn làm được điều đó, thai phụ cần chú ý những điểm sau đây:
Nhớ chính xác ngày xuất hiện của kỳ kinh cuối và chu kỳ kinh.

Kiểm tra thai định kỳ trước khi sinh
Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động thể thao phù hợp (trừ những thai phụ mắc các bệnh biến chứng tương ứng như bệnh cao huyết áp thai kỳ).

Khi bắt đầu cảm nhận được cử động của thai nhi bạn hãy tự kiểm tra số lần cử động của bé hàng ngày vào các buổi sáng, chiều, tối, mỗi lần 1 tiếng, nhớ ghi chép lại cẩn thận, thông thường thai nhi cử động ít nhất 10 lần trong 12 tiếng. Ngoài ra bạn còn phải so sánh động thái cử động của thai nhi, một khi thai nhi cử động quá nhiều hoặc quá ít cũng cần phải đến viện kiểm tra kịp thời.
Siêu âm định kỳ, kiểm tra sự biến đổi của nước ối, nếu xuất hiện nước ối quá ít cần phải đến viện kiểm tra ngay.
Thường xuyên chú ý đến tình trạng của thai nhi, nếu mang thai quá 41 tuần mà vẫn chưa thấy dấu hiệu sinh nở gì thì nên đến viện để bác sĩ kiểm tra, tư vấn, tuyệt đối không được ngồi nhà đợi.

Ba bước để đón chào sự chào đời “muộn” của bé:
Bước thứ nhất: Xác định ngày dự sinh
Nếu đến gần 40 tuần mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở thì nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại xem ngày dự sinh đã chính xác chưa.

Phương pháp xử lý của bác sĩ sẽ là hỏi ngày xuất hiện kỳ kinh cuối, đồng thời tính lại ngày dự sinh bằng phương pháp: lấy tháng trừ đi 3, lấy ngày cộng thêm 7.

Do bây giờ rất nhiều chị em phụ nữ có chu kỳ kinh không đều hoặc khá dài, thậm chí không nhớ chính xác, bởi thế phương pháp tính bằng kinh nguyệt đôi khi cần phải điều chỉnh lại, hoặc xác định lại ngày dự sinh thông qua chỉ số CRL (chiều dài đầu mông của thai nhi) để dự sinh.

Xem lại chỉ số CRL trong những lần siêu âm của 3 tháng đầu thai kỳ, dựa vào đó để tính ngày dự sinh.

Các bác sĩ cho biết, có rất nhiều cách tính ngày dự sinh nhưng hai phương pháp trên là hai phương pháp hay dùng nhất, trong đó cách tính ngày dự sinh dựa theo chỉ số CRL có độ chính xác cao bởi sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu không chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố con người sau này (ví dụ như thể trạng cơ thể của thai phụ).

Bước thứ 2: Vận động + Thúc đẻ
Những thai phụ nào dễ xảy ra hiện tượng “thai kỳ kéo dài”? Các bác sĩ cho biết, cho đến giờ vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra thai kỳ kéo dài, chỉ có thể suy đoán khả năng liên quan giữa thể chất của bản thân thai phụ với mức độ vận động thích hợp của thai phụ ở cuối thai kỳ.

Vận động ở nhà:
Đến cuối thai kỳ (nhất là sau 37 tuần) nếu siêu âm kiểm tra thấy mọi thứ đều bình thường (bao gồm: thể trọng thai nhi vượt quá 2500 gram, thai phụ không bị biến chứng thai kỳ), thì thai phụ nên sẵn sàng chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới, có thể vận động một chút:

Mỗi ngày đi bộ trên 30 phút (thích hợp với mọi bà bầu).

Leo cầu thang chậm rãi vài lần một ngày (thích hợp với những bà bầu thở không quá mạnh, không gây ra những cơn co tử cung bất thường).

Ngồi bắt chéo chân (mục đích là luyện tập cho khung xương chậu, giúp ích cho việc đẻ thường).

Đến viện thúc đẻ
Thời điểm tốt nhất: mang thai được 41 tuần. 

Thúc đẻ có thể nói là khâu cuối cùng của việc sinh nở tự nhiên mà bất cứ sản phụ nào cũng mong chờ, trước đây các bác sĩ cho rằng phải qua 42 tuần thì bác sĩ mới cần thúc đẻ, nhưng y học ngày nay phát hiện ra rằng, sau 42 tuần nhau thai đã bị lão hóa (48% sản phụ đã ở cấp độ 3), chức năng của nó cũng bị kém, nước ối cũng ít đi, thực tế, nếu thúc đẻ vào thời điểm này sẽ không tốt lắm, bởi thế hiện nay chỉ cần qua 40 tuần mà vẫn chưa đẻ là có thể thúc đẻ được rồi.

Công việc chuẩn bị: Kiểm tra tình hình của thai nhi.
Trước khi tiến hành thúc đẻ, các bác sĩ phải kiểm tra tình trạng của thai nhi. Dưới đây là 4 phương pháp phán đoán tình trạng của thai nhi:
Đánh giá cử động của thai nhi xem có bình thường không (sản phụ cũng có thể tự mình kiểm tra).
Bác sĩ sẽ dùng máy đo nhịp tim thai, bằng sóng siêu âm có thể biết được thai nhi có bình thường hay không.
Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sinh lý của thai nhi bằng sóng siêu âm (bao gồm NST, hô hấp, cử động thai, sức căng của cơ thể, 4 góc phần tư, lượng nước ối), qua đánh giá 6 chỉ số này các bác sĩ có thể đoán được tình trạng sức khỏe của thai nhi có tốt hay không.
Bác sĩ dùng sóng siêu âm đo tốc độ chảy của máu ở động mạch rốn, bằng cách này có thể biết ngay tình trạng sức khỏe của thai nhi (đây là phương pháp phổ biến trước đây).

Bước thứ 3: Sẵn sàng để mổ lấy thai
Nếu đã trải qua các bước trên và dùng thuốc thúc đẻ mà vẫn không thể đẻ tự nhiên được thì các bác sĩ sẽ lập tức khuyên bạn nên tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai chứ không nên tiếp tục đợi, bởi càng kéo dài thời gian thì tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh ở thai nhi càng cao, ngoài ra nó còn tăng nguy cơ cho cả sản phụ.

Ngoài việc đánh giá tình hình của thai nhi các bác sĩ còn phải xem xét cả thể trạng của sản phụ (đặc biệt là đánh giá độ thành thục của cổ tử cung và các biến chứng thai kỳ). Độ thành thục của cổ tử cung càng cao (giãn, mềm, đã mở) thì tỉ lệ thành công của việc thúc đẻ càng cao.

Theo: giadinhvn.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |