Trang

Slider Code Enter Here

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Hỏng thai có dễ bị hỏng tiếp?



Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ giảm hơn bình thường. Lúc này, hệ miễn dịch đang tập trung bảo vệ thai nhi. Do đó, bạn dễ mắc bệnh hơn.


Tuy nhiên, bạn đừng hoảng sợ khi gặp bệnh. Hay thực hiện theo các lời khuyên sau của bác sĩ, bạn có thể hạn chế được những triệu chứng ấy.
Những bệnh khá nghiêm trọng
Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh. Do đó, những bà mẹ có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị bộc phát, nhất là vào tuần cuối của thai kỳ.
Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng ống hít. Giải pháp này không ảnh hưởng gì đến thai nhi, chỉ có tác dụng đến phổi, giúp bạn dễ thở hơn.
Nếu có tiền sử hen suyễn, trong thời gian này, bạn nên mang theo ống hít để ngăn ngừa bệnh. Nếu không, khi lên cơn suyễn, tình trạng thiếu ô xy sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin E, có thể giúp bé ngăn ngừa bệnh dị ứng từ môi trường.
Đái tháo đường cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với các bà mẹ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần... nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán.
Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra.
Nếu mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn mang thai, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối.
Bệnh mụn giộp dễ gây nguy cơ nhiễm bệnh cho bé vì chỗ viêm sẽ dẫn truyền vi-rút. Thai nhi có thể tiếp xúc với vi-rút khi sinh ra. Điều này dẫn đến một số biến chứng như viêm phổi do vi-rút. Nếu không ngăn chặn sớm trước thai kỳ, vi-rút sẽ lây qua bé ngay khi chưa chào đời. Trong vài trường hợp, thai có thể chết non hoặc não, thần kinh, mắt và da của bé bị ảnh hưởng.
Bác sĩ sẽ quyết định dùng thủ thuật mổ lấy thai ngay và cho bé uống thuốc vi-rút sau khi vừa chào đời.
Thời gian này, nếu bạn bị sởi cũng rất nguy hiểm. Bé sẽ gặp một số triệu chứng như mù, điếc, tim, hệ thần kinh có vấn đề... Do đó, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra máu.
Đối với những bệnh thông thường
Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhưng không nghiêm trọng lắm. Nó có liên quan đến chu kỳ tuần hoàn và lượng hormone.
Bạn hãy dùng paracetamol, uống nhiều nước trái cây. Massage cũng giúp thư giãn các cơ thần kinh, làm dịu những cơn stress
Trong thời kỳ thai nghén, bạn dễ mắc chứng đau lưng. Đây là triệu chứng chung của thai. Hormone progesterol gây yếu cơ và dây chằng. Hơn nữa, trọng lượng của bé khiến xương sống phải chống đỡ nên dễ dẫn đến đau lưng.
Paracetamol có thể giúp bạn kiểm tra những cơn đau. Không nên đứng hoặc ngồi lâu ở cùng một tư thế. Khi nằm, cố gắng nâng chân lên cao, đặt gối dưới đùi. Bạn cũng nên mang giày đế thấp để thoải mái và dễ chịu hơn.
Nếu bị nhức đầu, sốt, viêm mũi và ăn không nhiều, có thể bạn đã mắc bệnh cảm cúm. Bệnh không nghiêm trọng nhưng bé sẽ thiếu dinh dưỡng, không khỏe mạnh. Bác sĩ khuyên bạn nên ăn nhiều tỏi, uống nước ép trái cây, rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch và uống paracetamol nếu nhiệt độ cơ thể trên 38oC

4 điều phụ nữ mới mang thai nên làm




Ba tháng đầu là giai đoạn mang thai khó nhọc nhất với mỗi bà bầu vì vậy bạn cần biết cách nuông chiều bản thân để cảm thấy thoải mái hơn.

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai giai đoạn đầu. Mức tăng progesterone, tình trạng ốm nghén và những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi và không còn nội lực trong cơ thể. Tuy rất khó chịu những chưa một bằng chứng khoa học nào chứng minh có bất cứ cách để chữa trị triệu chứng này.

Dù vậy, việc áp dụng một lối sống lành mạnh và khoa học có thể làm tăng mức năng lượng của bạn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngủ đúng cách

Để chống lại mệt mỏi khi mang thai giai đoạn đầu, ngủ là một phương án an toàn. Ngủ thêm nửa giờ so với thói quen hàng ngày có thể giúp tăng cường sinh lực làm bạn thoải mái hơn. Nếu bạn cảm thấy giấc ngủ bị làm phiền do chứng buồn tiểu đêm, bạn nên giảm lượng chất lỏng bổ sung vào cơ thể trước khi đi ngủ, tránh đồ uống có chứa cafein như các phê, trà vì những đồ uống này sẽ khiến bạn thường xuyên đi tiểu hơn.


Bà bầu nên ngủ nhiều hơn về đêm. (Ảnh minh họa)

Bạn cũng nên ăn nhiều chuối để bổ sung kali để tránh triệu chứng chuột rút khi mang thai, có thể quấy rối giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên mua một chiếc gối dành riêng cho thai phụ để quấn quanh người nếu bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Ăn uống khoa học
Trong thời gian mang thai, bạn nên bổ sung đủ 300 calo mỗi ngày. Bổ sung calo từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau có thể cải thiện được mức năng lượng trong cơ thể bạn. Bạn cũng nên tập trung vào những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và sữa ít chất béo.

Các chuyên gia khoa sản cũng khuyên chị em nên bổ sung 27 mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ hàng ngày và uống đủ nước đồng thời tránh ăn đồ vặt như bánh kẹo, thực phẩm chiên nướng để làm giảm chứng buồn nôn, giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn trong giai đoạn đầu mang thai.

Tập thể dục đều đặn
Điều này có thể hơi mâu thuẫn vì khi mệt mỏi bạn khó có thể đủ sức lực để tập thể thao nhưng nếu cố gắng gượng dậy và tập luyện được, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng không mất sức lực như đi bộ, tập yoga hoặc tham gia một lớp học thể thao trước khi sinh. Bơi lội cũng là môn thể thao hữu ích và phù hợp với bà bầu.

Tập thể dục rất tốt cho phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)

Bạn nên thực hiện những môn thể thao này ngoài trời với không khí trong lành để có thêm sinh lực. Nếu bạn không có thời gian để tập luyện, bạn nên đi bộ nhiều hơn trong ngày bằng cách dừng việc đi lại bằng thang máy, không đi xe với quãng đường ngắn…

Thư giãn
Căng thẳng khiến năng lượng trong cơ thể bạn giảm đáng kể vì vậy việc tìm kiếm những phương pháp để thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên giới hạn lại những công việc căng thẳng không cần thiết và giành thời gian cho những sở thích cá nhân như đi shopping, massage, ngâm mình trong bồn tắm, có một kỳ nghỉ ngắn…

Tuy vậy, không thể nói rằng bà bầu đừng lo lắng trong thai kỳ vì họ có rất nhiều điều phải bận tâm về sức khỏe của bé và mẹ… Trong trường hợp này, bạn nên chia sẻ với người nào đó tin tưởng hoặc bác sĩ chuyên khoa để giải tỏa tâm lý, áp lực khi mang bầu.

Theo: CamNangBenh.com


Dấu hiệu có thai




Việc có thai bao gồm những dấu hiệu rất chủ quan của người phụ nữ như:
- Trễ kinh: Khi một người khỏe mạnh, kinh nguyệt tương đối đều, trễ kinh từ 10 ngày trở đi thì phải nghĩ đến có thai. Ở những người kinh nguyệt không đều, triệu chứng trễ kinh là một triệu chứng không đáng tin cậy. Tuy nhiên, sự trễ kinh có thể xảy ra trong những trường hợp như đang cho con bú, tâm lý lo sợ mang thai, đời sống thay đổi, mắc bệnh mãn tính…
- Thay đổi ở vú: Thường biểu hiện rõ rệt nhất ở người có con so: vú lớn ra, thấy đau ở vú, quầng vú đậm màu dần, hạt Montgomery nổi rõ (khi thai được 6-8 tuần). Những thay đổi này cũng có khi gặp ở một số trường hợp không có thai như: bướu buồng trứng, bướu não, dùng thuốc an thần và cả trường hợp có thai tưởng tượng.
- Nghén: Nôn ói xuất hiện khoảng cuối tháng đầu tiên, kéo dài 6 đến 12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, chán ăn hoặc kém ăn…
- Đổi màu ở niêm mạc và da âm hộ, âm đạo, cổ tử cung: tím sẫm hoặc đỏ tía. Cần phân biệt với các tình trạng bệnh lý khác đưa đến sung huyết các cơ quan trong hố chậu.
- Tăng sắc tố ở da: Dấu hiệu này khi có, khi không, có khi không phải do thai mà do một số loại thuốc.
- Rối loạn tiết niệu: Xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu.

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |