Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Cẩn trọng với rau tiền đạo ở bà bầu

Cần chẩn đoán sớm để có phương án xử lý rau tiền đạo, đảm bảo tính mạng mẹ và bé.
Rau tiền đạo có thể dẫn đến băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Vì vậy cần được chẩn đoán sớm để có phương án xử lý đảm bảo tính mạng cho mẹ và bé.
1. Chẩn đoán
- Biểu hiện của rau tiền đạo trong 3 tháng cuối của thai kỳ là tình trạng ra máu tự nhiên, không đau bụng, lượng máu có thể ít hoặc nhiều, màu đỏ loãng, có thể lẫn cả máu cục. Máu ra từng đợt, khoảng cách giữa hai lần ra máu ngắn lại, lượng máu ra lần sau nhiều hơn lần trước. Sản phụ có các biểu hiện thiếu máu ở các mức độ khác nhau, ngôi thai không bình thường và tim thai có thể suy nếu máu ra nhiều. Nguồn gốc máu chảy trong rau tiền đạo là máu của người mẹ, từ những xoang tĩnh mạch (hồ máu) ở bánh nhau.
Thường máu tự cầm đôi khi máu chảy nhiều mang tính tái phát không ảnh hưởng tới toàn thân. Có tới 75 % đẻ non dưới 8 tháng hiếm thấy các trường hợp ra máu ba tháng cuối giữ được đến đủ tháng trường hợp hay gặp vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối.
Thai chưa đủ tháng nếu nghi ngờ rau tiền đạo cần chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa sản để theo dõi và điều trị kịp thời. (ảnh minh họa)
- Biểu hiện của rau tiền đạo khi chuyển dạ là máu chảy đỏ tươi nhiều hay gặp trong rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn các loại khác chảy ít hơn. Thể trạng chung tuỳ thuộc vào lượng máu mất nếu mất máu nhiều da xanh niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt có khi truỵ tim mạch. Thực thể có biểu hiện:
• Sờ nắn thấy ngôi ở rất cao hoặc ngôi bất thường
• Nghe tim thai có thể không rõ
• Thăm âm đạo khi chuyển dạ là phương pháp lâm sàng chính xác nhất để xác định các thể rau tiền đạo và hướng xử trí thích hợp. Nếu chảy máy nhiều nhanh chóng mổ lấy thai để an toàn cho cả mẹ và con. Nếu chảy máu ít theo dõi sát để đẻ thường.
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán
+ Siêu âm: Hiện nay, phương pháp siêu âm sẽ dễ dàng phát hiện vị trí của bánh rau, giúp cho chẩn đoán lâm sàng nhanh chóng và chính xác.
+ Chụp X quang không chuẩn bị để xác định vị trí của bánh rau nằm vị trí đoạn dưới tử cung. Ngoài ra có phương pháp bơm thuốc cản quang vào động mạch đùi để tìm vị trí bám của bánh rau tuy nhiên 2 phương pháp này ít làm vì nguy hiểm cho thai nhi.
+ Dùng đồng vị phóng xạ ( I 125 , I 131. I 132 …) Xác định vị trí bánh rau
Việc thăm khám âm đạo có thể gây chảy máu nặng. Vì vậy, trường hợp thật cần thiết phải thăm khám trong điều kiện vô khuẩn (trong phòng mổ) và chuẩn bị sẵn sàng để truyền máu, mổ lấy thai.
2. Phòng tránh
Để đề phòng tình trạng bệnh lý trên, cần áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế việc nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi sinh đẻ, quản lý thai nghén chặt chẽ, thăm khám thai định kỳ. Khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là ra máu âm đạo, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản.
3. Điều trị
Những thai chưa đủ tháng nếu nghi ngờ rau tiền đạo cần được chuyển đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản để theo dõi và có hướng điều trị kịp thời. Khi sảy ra hiện tượng chảy máu, tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và tuổi thai mà bác sỹ có hướng điều trị khác nhau:
- Khi thai chưa được 32 tuần
Sản phụ cần bất động, sử dụng các loại thuốc giảm co bóp tử cung, thuốc cầm máu, thuốc bổ thai. Nếu ra máu nhiều khó giữ thai cần phải cấp cứu mẹ, bấm ối (trừ loaị trung tâm) cầm máu và gây chuyển dạ
- Khi thai đủ 32 tuần
Thai có thể sống độc lập ngoài tử cung nếu chảy máu tái diễn nhiều lần tốt nhất mổ lấy thai không nên chờ đơi đến chuyển dạ.
- Khi thai nhi trên 37 tuần
Đây là trường hợp thai đã đủ tháng. Tuỳ vào mức độ bệnh mà bác sỹ có chỉ định đợi chuyển dạ sinh thường hay mổ đẻ trước khi chuyển dạ. Thông thường, trường hợp rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm cần mổ trước khi chuyển dạ.
- Khi chuyển dạ: Cũng tuỳ vào mức độ bệnh để có hướng xử trí:
+ Rau tiền đạo không trung tâm
Đa số các trường hợp này có thể đẻ thường. Khi chuyển dạ nên bấm ối để hạn chế chảy máu. Nếu sau bấm ối máu vẫn tiếp tục chảy nên mổ lấy thai. Khi có quyết định cho đẻ thường cần phải theo dõi sát toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ, số lượng máu mất và tình trạng thai. Nếu toàn trạng mẹ xấu đi do mất máu nhiều, hoặc phát sinh thêm các yếu tố nguy cư khác thì phải mổ lấy thai cấp cứu. Sau khi thai sổ, bánh rau thường bong sớm vì một phần đã bị bong trước sinh. Chỗ rau bám có thể chảy máu, cần dùng các thuốc co hồi tử cung. Nếu không kết quả phải cắt tử cung bán phần thấp.
+ Rau tiền đạo trung tâm
Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối. Trường hợp chảy máu nhiều không kiểm soát được thì có thể buộc động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị để cầm máu. Nếu không có kết quả thì phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.
Biện pháp cụ thể tuỳ thuộc vào mức độ xoá mở cổ tử cung và mức độ chảy máu:
- Nếu cổ tử cung đã mở 6 – 7cm, đầu xuống thấp, ra máu ít và không có bất xứng đầu chậu hoặc không có nguyên nhân gây đẻ khó khác, có thể sản phụ sẽ cần được bác sĩ theo dõi một cách chặt chẽ.
- Nếu cổ tử cung chưa thuận lợi, tiên lượng thời gian của cuộc chuyển dạ còn kéo dài mà sản phụ đang ra máu nhiều thì bác sĩ sẽ phải quyết định mổ để đưa bé ra ngoài sớm, tránh những nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Nếu các phương pháp bảo tồn trên thất bại, máu vẫn chảy nhiều hoặc với sản phụ có nhau tiền đạo bám mặt trước tại vị trí đường rạch lấy thai lần trước, rất có khả năng kèm theo nhau cài răng lược thì phải cắt tử cung.
4. Thời kỳ hậu sản
* Về phía mẹ
- Theo dõi sát để đề phòng chảy máu thứ phát sau sinh và nhiễm khuẩn.
- Trong thời kỳ hậu sản nếu mẹ thiếu máu nhiều phải truyền máu để bù lại số lượng máu đã mất và uống thêm viên sắt.
* Về phía thai
- Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì phần lớn là trẻ non tháng do mẹ mất máu mãn tính nên thai nhi thiếu oxy từ trong bụng mẹ thai dễ suy và dễ tử vong do non tháng và do chảy máu.

Nguồn (bacsi.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |