Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Chuyện bà bầu




Vừa về đến nhà, anh Thái đã nghe tiếng vợ khóc rấm rứt. Chưa kịp hiểu đầu đuôi anh bị chị mắng một tràng: “Anh không thương em thì cũng phải nghĩ tới con chứ.

Vợ thì bụng mang dạ chửa thế này mà chồng cứ mất dạng ở đâu thế!”.



Dù ấm ức vì mình đi vì công việc và đã cố gắng về sớm rồi nhưng lại bị vợ “tra tấn” cả tiếng, anh Thái vẫn cố nhịn vì biết càng phân minh thì chị sẽ càng lu loa.

Anh Thái (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, từ hồi có bầu, không hiểu tại sao chị bỗng hay cáu giận, khóc lóc. Trước đây, vợ anh vốn là người vui vẻ, dễ tính. Làm công tác tổ chức sự kiện, thi thoảng anh hay có việc bận vào buổi tối. Những khi ấy chị thường rất hiểu và thông cảm cho chồng, chưa khi nào cằn nhằn gì. Từ hồi vợ có thai, anh luôn cố gắng về sớm, nhưng lỡ hôm nào bận việc về muộn thì thể nào cũng thấy vợ giận dỗi, cau có và tra tấn chồng bằng một màn nước mắt.

“Mình cũng đoán là vợ mệt mỏi nên hay cáu, nhưng nhiều khi cô ấy vô lý quá, khiến mình cảm thấy ức chế. Bây giờ lại còn học đâu cái kiểu ghen tuông vô cớ, lúc nào cũng hạnh họe chồng”, anh Thái than thở.

Có bầu được 10 tuần, chị Duyên (Mê Linh, Vĩnh Phúc), cũng luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ khóc. Chị cho biết, nhiều lần, chị đã cáu um với chồng vì những lý do nhỏ nhặt, sau đó lại ân hận nhưng rồi vẫn lặp lại điều này.

“Lạ lắm, có lúc mình vừa rất hân hoan, nhưng sau đó lại thấy buồn chán vô cùng, mà chẳng vì điều gì hết. Mình cũng cảm thấy không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, có khi đang chốc lại buồn, lại khóc khiến mọi người trong nhà không hiểu ra sao”, chị Duyên tâm sự.

Vì thất thường như vậy nên Duyên bị mẹ và em gái chồng hiểu lầm. “Họ cứ nghĩ mình cậy có thai nên bày trò làm nũng chồng. Ông xã thương vợ nhưng nhiều khi cũng nổi quạu vì không hiểu sao mình lại khóc hay cự lại anh ấy”, chị bảo.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y khoa Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, tâm trạng thất thường ở các bà bầu là chuyện rất bình thường, dù nó gây ra không ít rắc rối cho chính họ cũng như những người thân.

Theo bà Dung, thủ phạm gây ra sự “đổi tính” ở phụ nữ có thai chính là việc tăng đáng kể nội tiết tố nữ estrogen.

“Khi có bầu, lượng nội tiết tố này thay đổi trong cơ thể phụ nữ, nếu nó tăng đáng kể, sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới những chất dẫn truyền thần kinh – có tác dụng điều chỉnh tâm trạng – nên chị em có thể thấy tâm trạng mình rất thất thường. Có người hay buồn chán, rầu rĩ, người khác lại dễ bị kích động, trở nên cố chấp, khó tính trước những điều nhỏ nhặt, mau nước mắt, thậm chí không kiềm chế được cảm xúc. Nội tiết tố thay đổi còn khiến nhiều phụ thay thay đổi về ham muốn tình dục, có người thì không còn hưng phấn, sợ ‘chuyện ấy’ nhưng cũng có một số chị em lại muốn nhiều hơn khiến ông chồng phải đặt dấu hỏi”, bà Dung giải thích.

Bên cạnh đó, khi mang thai, cùng với những thay đổi về hình dáng cơ thể, các bà mẹ trẻ còn hay có cảm thấy căng thẳng, nhất là lần đầu. Họ lo lắng nhiều về trách nhiệm làm mẹ sắp tới cũng như những chuyện không hay có thể xảy ra trong quá trình mang bầu, sinh con…

Sự thay đổi tâm trạng này thường gặp ở quý thứ nhất và xuất hiện lại ở quý thứ 3, khi bạn chuẩn bị sinh.

Bác sĩ Dung cho biết thêm, trong những trường hợp này, việc tác động vào nội tiết là không thể, nên chỉ có cách duy nhất là người phụ nữ phải hiểu rõ những đặc điểm về sự thay đổi của cơ thể lẫn tâm trạng của mình trong giai đoạn này để biết cách đối mặt với nó. Bạn nên học cách thư giãn, ăn ngủ điều độ và vận động hợp lý để giảm thiểu các vấn đề trên.

"Một số bà mẹ trẻ thường từ bỏ hết các sở thích cá nhân như tán gẫu với bạn bè, xem phim, nghe nhạc… vì sợ ảnh hưởng đến con, nhưng thực tế, việc này ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn nhiều hơn. Tốt nhất, hãy duy trì những việc khiến bạn cảm thấy thoái mái, vui vẻ", bác sĩ nhấn mạnh.

Khi có những lo lắng, băn khoăn về quá trình mang thai hay sinh nở, đừng ngại hỏi bác sĩ, những người đã có kinh nghiệm. Nếu thấy sự bất ổn về tâm lý, bạn có thể chia sẻ với bác sĩ sản phụ khoa mỗi lần khám thai, họ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Những người thân của bà bầu cũng cần cảm thông với sự thay đổi “không ai muốn” trên để động viên, chia sẻ giúp người phụ nữ nhanh chóng vượt qua những cảm xúc tiêu cực.

Theo vne


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |