Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Những yếu tố tác động đến sự phát triển của thai nhi

Trong thai kỳ, chị em thường rất băn khoăn và cẩn thận với những hành động, sự thay đổi của bản thân vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, sự băng khoăn, lo lắng đó có phần hơi mơ hồ. Vậy nên chị em nên biết về một số nhân tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

1. Tư thế ngồi của thai phụ không thoải mái sẽ khiến thai nhi cũng không thoải mái


Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thường xuyên duy trì tư thế ngồi không thoải mái sẽ khiến cho thai nhi cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân chính là ngồi ở tư thế đó, các mạch máu không được lưu thông dẫn đến tình trạng thiếu oxy và lượng chất dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị giảm. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Để tránh tình trạng này, khi thai phụ cảm thấy không thoải mái, hãy lập tức thay đổi tư thế ngồi.

2. Các thai phụ bị tình trạng tăng mỡ bụng
Mỡ bụng dày sẽ làm cho không gian của tử cung bị hẹp lại, điều này ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ trong bụng. Nếu người mẹ quá béo, chất béo tích tụ quanh bụng sẽ khiến thai nhi gặp trở ngại trong quá trình sinh nở. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các thai phụ cần kiểm soát tình trạng tăng cân của mình trong quá trình mang thai.

3. Tần suất chuyển động của thai nhi phụ thuộc ít nhiều vào tâm lý của người mẹ
Việc thai nhi chuyển động nhiều hay ít không phải là do tâm trạng của thai nhi trong bụng. Sức khỏe của thai nhi chính là phụ thuộc vào lượng nước ối trong cơ thể bà mẹ. Trong thời gian mang thai, nếu các thai phụ duy trì được tâm trạng tốt thì rất có lợi cho sức khỏe của thai nhi. Ngược lại, nếu sự chuyển động của thai nhi tăng hoặc giảm đột ngột thì các bà mẹ tương lai cần đặc biệt chú ý. Hãy tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.


4. Tử cung quá hẹp sẽ khiến thai nhi cảm thấy khó chịu?
Ở giữa giai đoạn thai kỳ, không gian bên trong tử cung mặc dù không rộng, tuy nhiên thai nhi vẫn cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn của thai kỳ, thai nhi không ngừng phát triển nên tử cung sẽ trở nên hẹp hơn khiến cho việc chuyển động của thai nhi gặp khó khăn. Mặc dù vậy, các bà mẹ tương lai cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.

5. Thai phụ nên hay không nên bế đứa trẻ khác trong thời kỳ mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ tăng cân khá nhiều, cộng với trọng lượng của thai nhi sẽ khiến cho cơ thể trở nên nặng nề hơn. Chính vì thế, tốt nhất là ở thời kỳ này, các thai phụ không nên bế đứa trẻ khác hoặc mang vác vật nặng.

6. Mẹ bị ốm, con không thoải mái
Nếu thai phụ bị sốt hay bị đau, thai nhi cũng cảm thấy không thoải mái. Mặc dù những lúc này, thai nhi không trực tiếp cảm nhận được sự khó chịu của mẹ nhưng môi trường sống của thai nhi sẽ có một số thay đổi. Người mẹ có tâm trạng không tốt cũng rất có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, để con mình có được một sức khỏe tốt, các bà mẹ nên điều chỉnh tâm lý của mình để tránh gây ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.

7. Lười đi vệ sinh
Cơ thể nặng nề của thai phụ sẽ gây cảm giác không thoải mái khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, không vì thế mà các thai phụ lười đi vệ sinh. Nếu thường xuyên “nhịn”, các thai phụ có thể bị táo bón khiến bụng sưng lên và điều này làm cho thai nhi hoàn toàn không thoải mái.
Tình trạng bị tiêu chảy nghiêm trọng cũng sẽ dẫn đến co thắt tử cung gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

8. Thay đổi nhiệt độ môi trường
Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cả thai phụ lẫn thai nhi đều cảm thấy khó chịu. Lượng nước ối trong cơ thể thai phụ nên được duy trì ở nhiệt độ ổn định. Chính vì thế, cà bà mẹ tương lai nên chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp và thoải mái để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.





Làm chủ cảm xúc thời kì thai nghén

Những thay đổi cảm xúc thời kỳ thai nghén biểu hiện rất rõ rệt, phần lớn các bà bầu thường mệt mỏi và bức xúc với những biểu hiện cảm xúc vô thưởng vô phạt này. Dù họ không cố tình giận dữ một cách vô cớ, nhưng dường như có một “con quỷ cáu giận” đang sống ở trong chính cơ thể họ vậy. Và cho dù muốn hay không, “con quỷ cáu giận” kia có thể bùng lên bất cứ lúc nào.
Nếu bạn không muốn cảm xúc tiêu cực hoành hành bạn. Hãy làm theo chỉ dẫn của chúng tôi.

1. Ý thức về cảm xúc của bạn
Tiến sĩ Lionbeng, bác sĩ lâm sàng tại Bệnh việc St. Boniface, chuyên viên về tâm lý học sức khỏe phụ nữ, nói rằng có rất nhiều thai phụ cảm nhận được chỉ số cảm xúc tăng vọt trong thời kì mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên và ba tháng cuối của thai kì. Sự thay đổi ấy có thể bắt nguồn từ những lí do như nội tiết tố trong cơ thể các bà bầu tăng lên vào thời kì mang thai.

Với nhiều phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến các triệu chứng giống với triệu chứng tiền kinh nguyệt, thường liên quan đến tâm trạng, cảm xúc. Thêm một thực tế là cơ thể của các bà bầu trong giai đoạn này có một sự thay đổi toàn diện, đặc biệt là đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Ba tháng đầu tiên thường được coi là ba tháng quan trọng nên nhiều bà bầu cảm thấy căng thẳng cho tới khi đi qua được khoảng thời gian này (đặc biệt là với những ai đã từng bị sẩy thai).

Vì những lí do đó, bạn không nên quá thắc mắc nếu cảm thấy bản thân mình cũng có những biểu hiện tương tự như lo lắng, cáu kỉnh vô cớ quá độ trong thời kì này. Tuy nhiên, biết chăm sóc bản thân mình cũng có thể giúp cho các bà bầu thay đổi tâm trạng theo hướng tích cực hơn, giúp họ tăng thêm khả năng dẻo dai và khả năng chịu đựng. Tiến sĩ Lionberg khuyên rằng bạn cần phải đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, đầy đủ, được ngủ đủ giấc và có khả năng quản lý căng thẳng của mình.

2. Hơn cả cảm xúc
Tiến sĩ Lionberg cho hay, mặc dù những thay đổi tâm trạng như chán nản, lo lắng đều là những cảm xúc bình thường của thai phụ, nhưng nếu bạn quá bị phụ thuộc và chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực ấy thì đó là điều không nên. Nếu bạn nhận thấy rằng các triệu chứng này đang hoạt động trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của mình và bạn không thể tìm thấy bất cứ niềm vui hoặc sự bình an nào từ tâm trạng của bản thân, đó chính là những dấu hiệu “báo động đỏ” của việc trầm cảm quá độ trong thời kì thai nghén. Lúc này, bạn cần tới gặp các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ ngay lập tức.

Điều quan trọng cần phải lưu ý là bạn rất có thể bị trầm cảm nếu trước đó bạn đã từng trải qua vấn đề này, hoặc gia đình bạn đã có người từng bị trầm cảm, đặc biệt hơn là ở thời kì thai nghén cũng như thời điểm sau khi sinh. Tâm trạng của bạn rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến bào thai trong bụng bởi bản thân người mẹ bị trầm cảm thường khó có thể chăm tốt cho bản thân mình.

3. Ngoài tầm kiểm soát
Sống với những người bị stress nặng đúng là những tình huống dở khóc dở cười cho cả người trong cuộc và cả những người thân. Nhiều đức lang quân cảm thấy hụt hẫng khi bỗng dưng vợ mình thay đổi và thường tỏ ra cáu giận vô cớ với chồng. Khi những biến cố qua đi, nhiều bà vợ đều cảm giác tội lỗi thái độ với ông xã trước đó, nhưng quả thực họ không hề cố tình và không thể kiểm soát nổi bản thân.

Với những trường hợp này, tiến sĩ Lionberg khuyên những người vợ nên có một buổi trò chuyện chân thành với chồng mình, hãy chọn thời điểm bản thân cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất. Trong buổi nói chuyện, bạn nên “trình bày” với ông xã về những cảm xúc thay đổi bất thường của bản thân, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực để ông xã hiểu và thông cảm cho bạn. Khi đã thực sự hiểu nhau, chúng ta có thể thông cảm và bỏ qua cho nhau những cảm xúc tiêu cực mà chính những người trong cuộc không thể kiểm soát nổi.

Cảnh báo: một số thực phẩm nên tránh khi bầu bí

Thực đơn hàng ngày của bạn ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai kỳ.
Để có một thai kỳ an toàn, chị em bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần tránh khi mang bầu vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và con yêu.

Thực phẩm cần tránh khi mang bầu:

Hải sản tái, sống

Đồ hải sản tái hoặc sống có chứa những loại vi khuẩn và virut không an toàn cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang bầu bạn cần đặc biệt chú ý khâu chế biến những loại thực phẩm này. Nên tự mua về, chế biến chín để ăn chứ không Nên ăn ngoài hàng. Bạn cũng cần biết thêm rằng, các loại hải sản như nghêu, sò, ốc… dù được chế biến rất kỹ lưỡng thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ tảo biển trong đó vẫn có thể xảy ra. Lời khuyên từ các chuyên gia là mẹ bầu chỉ nên ăn ở một mức độ nhất định, không nên ăn quá nhiều.

Thức ăn xông khói, nướng

Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.

Thịt chế biến sẵn

Dù bạn rất thích ăn thịt deli nhưng đây là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, khi bà bầu ăn quá nhiều loại thịt này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Trong trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai.

Loại thịt deli bao gồm xúc xích, pate, thực phẩm nhồi thịt… Trong trường hợp ăn với một lượng nhỏ, bạn cần chú ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn nhất.

Phomat

Phomat là thực phẩm thự sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kì bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa các loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Bạn chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.

Gan, vitamin A

Bổ sung quá nhiều vitamin A trong thời gian mang thai có thể gây hại cho em bé của bạn. Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên chị em bầu bí không nên sử dụng liều cao vitamin tổng hợp và các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Vì vậy, chị em nên hạn chế bổ sung dầu gan cá, gan động vật và vitamin A trong thời gian mang thai.

Trứng tái, sống

Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm salmonella khiến bạn và thai nhi gặp rắc rối. Để được an toàn nhất, chị em bầu nên tránh những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ như salad, kem tự chế, mayonnaise… Khi chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.

Thực phẩm chưa qua khử độc

Trong thời gian bầu bí, bạn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất có trong hoa quả cũng như các loại rau nhưng không phải vì thế mà bạn xem nhẹ việc vệ sinh các loại thực phẩm này. Để an toàn cho cả mẹ và bé, trước khi sử các loại hoa quả, bạn cần cho chúng qua máy khử độc để loại bỏ hết những cặn bẩn và chất độc từ vỏ thực phẩm.

Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh đần độn.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Khi bà bà bầu đi bộ

Đi bộ không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ và em bé.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên nên vận động thường xuyên để sau này dễ đẻ tuy nhiên đi lại thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết và cũng từ việc đi bộ này mà nhiều trường hợp đã phải vào viện cấp cứu.

Suýt sảy thai vì… ‘chăm’ đi bộ

Ngay từ khi mang bầu Ngọc Hoa (Từ Liêm, Hà Nội) đã được mẹ chồng khuyên nên chịu khó đi bộ mỗi buổi tối để sau này dễ sinh con. Mẹ chị bảo ngày xưa các cụ làm nhiều nên dễ đẻ thế nên giờ thay vì làm việc nặng nhọc, chị cần đi bộ mỗi buổi tối. Nhất là từ khi mang bầu những tháng cuối, chị càng tích cực nghe lời mẹ chồng hơn. Ngoài việc đi bộ một giờ mỗi buổi tối cùng chồng, chị còn tranh thủ đi bộ mọi lúc mọi nơi.

Chị bảo: “Mình thấy mẹ chồng nói rất đúng vì các cụ ngày xưa làm nhiều nên rất dễ sinh nở vì vậy mình cũng phải cố gắng đi bộ vì công việc của mình phải thường xuyên ngồi nhiều.” Vậy là chẳng quản ngại khó khăn, Hoa ngày ngày đi bộ lên cầu thang ở nơi làm việc rồi lại đi bộ xuống mặc dù cô làm tận ở taafng 8. Nhiều buổi chiều cô đã rất mệt mỏi sau một ngày làm việc nhưng vẫn cố hoàn thành chỉ tiêu. Về nhà, cứ ăn cơm xong là hai vợ chồng lại dắt tay nhau đi như một nhiệm vụ “bất khả kháng”.

Đi bộ quá sức khi mang bầu không hề tốt. (ảnh minh họa)

Một hôm sau khi đi bộ về gần đến nhà, Hoa đột nhiên thấy đau bụng, chị cố gắng lê từng bước về đến nhà kiểm tra thì thấy ra máu ở ‘vùng kín’. Ngay sáng hôm sau đi khám, bác sĩ cho biết chị bị động thai, dọa đẻ non. Sau khi khám kỹ càng, hỏi han chi tiết, bác sĩ kết luận do chị vận động quá sức.

Theo các chuyên gia khoa sản, lý thuyết “đi lại nhiều cho dễ đẻ” không sai, nhưng vấn đề là mức độ như thế nào. Nếu thấy mệt thì đó là lúc nên dừng lại nghỉ ngơi, việc cố thêm sẽ dẫn đến quá sức. Sự thái quá sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mỏi mệt, lợi bất cập hại, thậm chí gây chấn động cho thai nhi. Đặc biệt, ở những thời điểm nhạy cảm như tháng thứ 3, thứ 7, nguy cơ hỏng thai cao nên sự vận động cần nhẹ nhàng cẩn thận hơn.

Kiêng khem quá cũng không tốt
Ngược lại với chị Hoa, từ khi biết tin mang bầu, Minh kiêng khem hết mức có thể. Vì không phải đi làm nên thời gian chủ yếu cô để ngủ và nằm. Nếu có việc đi lại, cô thường bắt taxi đi chứ nhất quyết không đi xe máy. Cũng vì mong mỏi mãi mới có tin vui nên gia đình rất tạo điều kiện cho Minh có thời gian kiêng cữ. Cô dường như không phải làm bất cứ việc gì ngay cả nấu cơm, rửa bát.

Quá kiêng khem khi mang bầu cũng không tốt. (ảnh minh họa)

Không chỉ có thế, Minh còn từ chối tất cả những cử chỉ âu yếm của chồng và đoạn tuyệt với ‘chuyện ấy’ vì sợ ảnh hưởng đến con yêu. Cùng vì chuyện này mà hai vợ chồng xun g khắc khiến Minh nhiều lần khóc thầm vì nghĩ chồng không quan tâm đến hai mẹ con.

Tuy nhiên, việc quá kiêng khem như Minh không cần thiết và không hề tốt cho thai nhi. Theo các chuyên gia khoa sản, trừ các trường hợp mang thai bệnh lý cần chế độ chăm sóc đặc biệt, còn những bà bầu khác hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường. Mang thai là một quá trình sinh lý, vì vậy không có gì phải lo lắng khi bạn đi lại, làm việc, quan hệ tình dục ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, việc vận động đúng mức khi mang thai giúp người phụ nữ bớt đau đớn khi sinh nở, giảm nguy cơ tai biến, quá trình vượt cạn cũng diễn ra nhanh chóng nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, thế nào là vận động đúng cách? Theo chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai vẫn có thể vận động và làm việc nhẹ nhàng như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ nhẹ nhàng và đi làm… miễn là chị em thấy thoải mái và dễ chịu. Trong tháng thứ 3 và thứ 7, các mẹ bầu cần lưu ý nên vận động nhẹ nhàng một chút và đặc biệt không được làm việc quá sức. Khi thấy mệt mỏi, chị em cần dành thời gian nghỉ ngơi ngay.

Mất ngủ: Vấn đề thường gặp khi mang thai

Những lo lắng trong cuộc sống, những thay đổi bên trong cơ thể trong suốt thời gian mang thai đặc biệt những tháng cuối thai kỳ, khiến chị em bầu thường mắc chứng mất ngủ. Cộng với những chứng bệnh như đau lưng, đau hông, đau đầu... khiến tình trạng mất ngủ càng trở lên trầm trọng. Làm sao để giải tỏa nỗi ưu phiền này?

Những biểu hiện mất ngủ của bà bầu
1. Những giấc mơ đêm
Những giấc mơ xáo trộn trong đêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó nhắm mắt. Mang thai là khoảng thời gian tâm trí bạn khá căng thẳng vì vậy những giấc mơ đáng sợ về đêm là không thể tránh khỏi. Đôi khi vì ban ngày bạn xem một bộ phim nào đó, gặp một chuyện bất ngờ nào đó cũng đi vào giấc mơ đêm của bạn. Nhiều bà bầu vì quá lo lắng cho thai nhi mà gặp những giấc mơ chẳng lành về em bé trong bụng.

2. Chuột rút
Có mẹ tâm sự với chúng tôi rằng chứng chuột rút lúc nửa đêm đã hành hạ chị suốt mấy tháng qua. Chị đã không thể ngủ ngon vì cứ ngủ được một lúc thì lại bị chuột rút khiến giấc ngủ không sâu và còn làm chị rất đau đớn. Đây cũng là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu.

3. Đi tiểu lúc nửa đêm
Thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng trở thành một thói quen dẫn đến chứng khó ngủ của bà bầu. Vậy tại sao bà bầu lại hay buồn tiểu vào ban đêm? Khi mang thai, áp lực của em bé đè lên bàng quang của bạn khiến hay buồn tiểu hơn.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai
Một vấn đề có thể gặp khi mang thai là mất ngủ. Khi mang thai, bạn sẽ thấy bị xáo trộn về giấc ngủ hơn những thời điểm khác. Có nhiều yếu tố gây mất ngủ khi mang thai. Khi thai nhi phát triển, lực ép tăng thêm đè lên cơ thể người phụ nữ; chèn ép nội tạng có thể khiến thai phụ không thoải mái. Lực ép lên bàng quang khiến thai phụ có cảm giác luôn mót tiểu.

Đau thắt lưng do tăng cân có thể khiến thai phụ khó nghỉ ngơi. Nằm giường cứng sẽ giúp giảm đau thắt lưng. Nằm nghiêng với tấm đệm hoặc kê gối giữa hai đầu gối có thể giảm một nửa lực chèn ép.

Căng thẳng cũng có thể gây mất ngủ. Thai phụ sẽ căng thẳng hơn vì nhiều yếu tố mới như hóa đơn khám bệnh, thu xếp công việc, mất nguồn tiền dự trữ, sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của người mẹ, bổn phận khi trở thành người mẹ.

Lo lắng cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ. Thực hiện các bước để giảm lo âu là rất cần thiết đối với thai phụ. Sức khỏe của người mẹ và thai nhi là quan trọng và không được bỏ sót bất kỳ triệu chứng nào ở người mẹ. Thai phụ phải đến khám bác sĩ nếu bị mất ngủ kéo dài.

Chế độ ăn uống khi mang thai cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ bà bầu.

Một số giải pháp để mẹ bầu dễ dàng tìm đến giấc ngủ hơn:
1. Chú ý đến chế độ ăn uống
Một phần không nhỏ ảnh hưởng tới giấc ngủ bà bầu chính là chế độ ăn uống. Nếu ăn các loại thức ăn có chứa chất kích thích cao thì sẽ làm thần kinh ảnh hưởng và giấc ngủ không được sâu.

Các loại thức ăn chứa nhiều đường như gạo, bột bánh mỳ, sữa ấm được cho là có tác dụng giúp bạn dễ ngủ hơn nên vào các bữa ăn đêm, bạn nên bổ sung thêm bằng các món ăn này, uống thêm một cốc sữa ấm khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.

Đôi khi thức ăn cũng gây ra chứng ợ nóng cho bà bầu, bởi vậy, khi thấy không hợp với các loại thức ăn bổ sung trên thì bạn có thể thay thế bằng món ăn khác, vừa tránh bị ợ nóng, vừa ngủ ngon. Nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ chiên để tránh bị ợ nóng.

2. Làm bạn với gối ôm
Mẹ bầu nên mua thêm một số gối ôm để hỗ trợ cho giấc ngủ được ngon hơn. (ảnh minh họa)

Mua thêm một vài chiếc gối dựa để quây quanh bụng và lưng của bà bầu khi ngủ. Với phần lưng, bạn đặt gối tựa vào lưng, sau đó đặt chiếc còn lại giữa 2 chân, tư thế nằm nghiêng này sẽ giúp bà bầu dễ chịu hơn vì lưng không còn phải gánh sức nặng của chiếc bụng nữa.

Mẹ bầu cũng cần chú ý tránh uống nước trước khi đi ngủ, tốt nhất là uống trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng để không phải thức dậy quá nhiều giữa đêm.

3. Tạo tâm lý thoải mái
Theo lý thuyết thông thường, cơ thể bạn quá mệt mỏi, căng thẳng thì khó có thể có một giấc ngủ sâu, chính vì vậy cần để cho tinh thần thoải mái, thư giãn khi đi ngủ. Thực hiện một số phương pháp tập luyện như massage cơ thể, nghe nhạc, tập hít thở, tập yoga…

Sau khi ăn tối, bạn có thể đi bộ khoảng 30 phút, đi lại nhẹ nhàng và uống nhiều nước, cơ thể được giãn cơ, đầu và chân được vận động nên bạn sẽ thấy thoải mái tinh thần hơn và giấc ngủ dễ đến hơn.

Bên cạnh việc tập đi bộ, tập yoga… bạn cũng nên kết hợp tập hít thở, giúp nhịp tim chậm lại và kéo giấc ngủ đến nhanh hơn.

Ngoài ra, thời gian tắm bạn có thể thả mình trong bồn tắm với một chút tinh dầu oải hương để tinh thần được thư thái, thoải mái.

Nằm nghiêng về bên trái tốt cho bà bầu. (ảnh minh họa)

4. Chọn tư thế ngủ lý tưởng
Ngay từ khi mới mang bầu, chị em hãy cố làm quen với tư thế ngủ nghiêng. Nằm nghiêng và co chân là tư thế thoải mái nhất cho chị em cũng như tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tư thế này cũng giúp tim bạn hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim.

Một số bác sĩ khuyến khích các bà bầu nên nằm quay về bên trái. Bởi gan nằm ở phía bụng bên phải, nằm quay sang trái giúp dạ con không đè lên các cơ quan quan trọng. Tư thế này cũng giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn và lượng máu tốt nhất dễ dàng đến dạ con, bào thai, thận.

Thay đổi tư thế xảy ra thường xuyên trong lúc ngủ và bạn không thể kiểm soát nổi. Nhưng bạn cũng đừng nên lo lắng là khi ngủ bạn sẽ tự động thay đổi tư thế nằm ngửa. Thông thường, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bạn sẽ không tự động thay đổi tư thế thành nằm ngửa bởi nó không hề thoải mái. Nếu bạn nằm ngửa thì sức nặng của thai nhi sẽ đè lên tĩnh mạch. Sự khó chịu đó sẽ đánh thức bạn ngay.

Ngoài ra, Tắm nước ấm, thực hiện các bài tập thư giãn trước khi ngủ có thể giúp thai phụ thoải mái hơn nhiều. Duy trì nhiệt độ thích hợp, cũng như giữ cho phòng ngủ tối và yên tĩnh sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.


Những điều cấm kị trước khi "lâm bồn"

Khi thai nhi ngày một lớn hơn, bụng bà bầu to ra. Nhiều bà bầu do mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm nên tự tạo áp lực nặng nề cho bản thân khiến cuộc vượt cạn trở lên khó khăn và gặp rắc rồi.
ảnh minh họa

1. Cảm giác mệt mỏi
Tinh thần thoải mái là điều kiện quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Nếu trước khi sinh tinh thần hoặc cơ thể mệt mỏi thì nhất định sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho việc sinh nở. Do đó sản phụ trước ngày sinh khoảng 10 ngày nên sinh hoạt điều độ hơn, ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ và tạo tâm lý thoải mái nhất.

2. Hồi hộp quá mức
Tinh thần trong trạng thái quá hồi hập sẽ khiến cho mức độ nhạy cảm của cơ thể tăng cao, chỉ cần một kích thích nhỏ từ bên ngoài cũng có thể gây đau. Do đó sản phụ trước khi sinh cần loại bỏ hết những lo lắng, giữ trạng thái vui vẻ, nhẹ nhàng.

Mặc dù việc sinh con cũng có những nguy hiểm nhất định nhưng đại đa số đều thuận lợi, chỉ số ít gặp sự cố. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà tính an toàn ngày càng được nâng cao, nếu các bà mẹ thường xuyên khám thai định kỳ, giữ gìn sức khỏe trong thời gian mang thai thì thường sẽ không xảy ra bất kì vấn đề gì.

3. Tâm lý vội vàng
Có một số sản phụ chưa đến lúc sinh mà tâm thái đã không an, luống cuống, vì thế sản phụ nên biết trước 20 ngày hoặc chậm 20 ngày đúng là ngày sinh đẻ, như thế sẽ có sự chuẩn bị mà không cần phải lo lắng, vội vàng.

4. Lơ đãng
Có một số ít sản phụ và gia đình không chu đáo trong việc chuẩn bị mọi thứ trước khi sinh, đến gần ngày sinh mới vội vàng chuẩn bị, điều này sẽ gây ra những nguy hiểm ngoài ý muốn.

Có một số sản phụ gần thời kỳ sinh nở vẫn còn ngồi tàu xe đường dài làm cho cơ thể mệt mỏi thường dẫn đến tình trạng sinh giữa đường, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Vì vậy gần đến ngày sinh thì không nên tùy tiện ra ngoài.

5. Chủ quan với sức khỏe thai kỳ
Thai nhi được sinh ra chủ yếu dựa vào tác dụng của sự thu hẹp tử cung và sự co bóp của bụng, trong quá trình thai nhi được đưa ra ngoài sẽ làm tiêu hao rất nhiều sinh lực của bà mẹ. Nếu trước khi sinh sản phụ không ăn uống, nghỉ ngơi điều độ thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt. Do đó trước khi sinh cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, chia nhiều bữa, chú ý bổ sung đủ lượng nước, ngủ đủ thời gian, giữ cơ thể đủ năng lượng, tinh lực dồi dào

Trước khi sinh còn cần chú ý vấn đề tiểu tiện và đại tiện đúng giờ, trước khi sinh cứ 2 đến 3 tiếng thì nên tiểu tiện một lần. Bởi vì tử cung, âm đạo và ruột nằm ở các vị trí gần nhau vì thế nếu trước khi sinh không đại tiện được thì không những ảnh hưởng đến việc của đầu thai hạ xuống, đồng thời còn có khả năng gây mất vệ sinh thai nhi.

6. Kêu gào lớn
Một số sản phụ khi sinh con thường kêu la to, như thế vừa tiêu hao sức lực, có thể khiến ruột bị trướng khí, không có lợi cho sự mở rộng của tử cung và thai nhi sinh ra.

Theo kienthucgiadinh

Làm gì để con cứng cáp ngay từ trong bụng mẹ ?

Ngay từ khi biết tin mình mang thai, mẹ đã căn dặn đủ điều về chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để sau này sinh con ra được cứng cáp, khỏe mạnh. Bên cạnh đó bạn cũng cần tác động rất lớn đến thai nhi . Chú ý tới các hoạt động của bạn trong đó có chế độ ăn uống và vận động. Cùng chúng tôi chăm thai nhi của bạn khôn lớn ,khỏe mạnh nhé !

1. Ăn nhiều bữa trong ngày
Ăn đủ 3 bữa chính và ngoài ra nên có thêm 3 bữa phụ trong ngày để bé không bị đói. Bạn nên ăn cơm và bánh mỳ vì có chứa nhiều tinh bột, giúp thai nhi phát triển cứng cáp. Thông thường, mình ăn 2 bát cơm 1 bữa. Nếu bạn thấy sợ ăn cơm thì có thể ăn 1 bát mỗi bữa chính và bổ sung thêm bằng phở. Bạn nên hạn chế ăn bún vì bún là gạo được ngâm nở chua, không tốt cho hệ tiêu hóa của thai phụ.

2. Ăn nhiều rau xanh

Mình thường ăn khá nhiều rau vào các bữa chính vì sợ bị táo bón khi mang bầu. Còn bữa phụ là hoa quả hoặc uống sữa. Nếu uống sữa bầu không quen thì có thể uống sữa bột bình thường hay sữa tươi cũng rất tốt. Bạn nên ăn hoa quả nhiều để tăng cường vitamin và chất xơ. Một lưu ý nhỏ là bạn không được ăn quả chua rồi uống sữa nhé! Vì thành phần protit trong sữa khi gặp vị chua sẽ kết tủa, không có lợi cho tiêu hóa. Sau các bữa chính mình hay ăn 1 hộp sữa chua để dễ tiêu và đó cũng là nguồn protein phong phú cho mẹ bầu.

3. Đừng quên phơi nắng
Bạn nên phơi nắng trong giai đoạn bầu bí để con có được xương chắc khỏe và chiều cao lý tưởng. Vào những tháng cuối thai kỳ, khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng hàm lượng vitamin D. Vitamin D được sản sinh từ ánh nắng mặt trời kết hợp với canxi giúp trẻ có nền tảng chắc khỏe ngay từ trong bụng mẹ.

4. Tránh thức ăn chứa nhiều đường
Tránh ăn các loại bánh ngọt, đồ uống có nhiều đường vì đường dễ làm bạn no, kém ăn những thức ăn bổ dưỡng khác mà lại dễ gây sâu răng. Thay vào đó, bạn có thể ăn các loại quả ngọt như nho, chuối, táo, lê… rất tốt cho cơ thể. Cụ thể như nho có chứa rất nhiều vita min như vitamin C, B, PP… Nho có hàm lượng đường cao nhưng thuộc dạng dễ hấp thụ, lại không có tính nóng như đường trong mía và củ cải. Chuối cũng là loại hoa quả thường được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Chất sắt, vitamin B6, B12, kali, magiê trong chuối giúp giảm các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn vào buổi sáng của thời kỳ thai nghén.

5. Nhớ uống nước
Mình uống rất nhiều nước lọc vì tốt cho nước ối và cũng khiến da bạn đẹp hơn. Mình có 1 chai nước nhỏ trên bàn làm việc và uống thường xuyên mà không phải chỉ đến khi khát mới uống để tạo thành thói quen. Bạn có thể uống thêm nước dừa, nước mía, nước hoa quả…

7. Đi bộ nhẹ nhàng

Bạn đừng nghĩ rằng mang bầu thì kiêng đi lại. Việc đi bộ nhẹ nhàng cũng rất tốt cho bạn và thai nhi đó. Bạn có thể dành 15 phút đi chợ mỗi ngày. Hay sau một tiếng ngồi làm việc, bạn có thể đứng dậy đi lại một chút để tránh căng thẳng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về trĩ hay táo bón.

8. Ăn đa dạng thực phẩm
Khi mang bầu thì bạn đừng sợ mất dáng nhé! Hãy đa dạng hóa bữa ăn với các thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất như protein, acid béo, canxi, sắt, florate … có lợi cho sự phát triển não bộ và tăng sức đề kháng cho trẻ sau khi ra đời.

9. Đừng quên chăm sóc răng miệng
Bạn cần chăm sóc răng miệng tốt vì sức khỏe răng miệng của mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé từ trong bào thai. Khi làm việc tại công sở, bạn hãy chọn cho mình một tư thế ngồi thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị chuột rút. Khi ngồi quá lâu bị mỏi lưng và vai, bạn có thể mát xa nhẹ nhàng để thư giãn dễ chịu…

Ngoài ra, bạn cũng hết sức chú ý đến tinh thần của bạn. Hãy loại bỏ những áp lực căng thẳng cùng với ông xã của bạn. Tạo điều kiện tốt nhất khi bạn mang thai ngay trong những tháng đầu.

Con bạn sẽ khỏe hơn khi thực hiện tốt các biện pháp trên. Hãy chăm chỉ luyện tập để con bạn khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ nhé. 

Làm gì để con cứng cáp ngay từ trong bụng mẹ ?

“Khi cơ thể mẹ nạp quá nhiều đồ lạnh, thai nhi sẽ có những phản ứng thất thường, do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì vậy phải kiêng kị tuyệt đối”, ThS. BS. Lê Thế Vũ, BV Phụ sản Hà Nội cho biết.
Dạo qua một số cửa hàng kem ở khu vực Tràng Tiền, Hồ Tây mới thấy sự đông đúc, tấp nập của nhu cầu thưởng thức kem ngon. Đặc biệt là với những phụ nữ mang thai luôn “thèm ăn” thì đây cũng là món khoái khẩu.

Thai nhi trong bụng cũng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh

Tuy nhiên, ăn quá nhiều kem sẽ làm các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng theo đó giảm mạnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…. Tay chân của phụ nữ khi mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Còn chưa kể đến, ăn phải kem không đảm bảo chất lượng thì sức khỏe của bà bầu càng bị đe dọa, thai nhi sẽ bị tác động nhất đinh.

Bác sĩ Vũ cho biết : “Trong thời kỳ mang thai, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết axit gastric giảm, nhu động của ruột và dạ dày yếu. Do đó, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với sự kích thích nóng lạnh."



Nếu thai phụ ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn, trong thời gian ngắn, cũng sẽ làm cho mạch máu của ruột dạ dày đột nhiên co rút lại, quá trình tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó, dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa, trướng bụng. Bệnh viện đã có những trường hợp phải nhập viện do rối loạn tiêu hóa vì ăn nhiều đồ lạnh”.

Với nhu cầu bản năng ăn kem để giải nhiệt mà nhiều bà bầu không biết rằng thực chất kem chỉ có thể giảm độ nóng ngay tức thì. Ẩn đằng sau đó là nguy cơ tiềm ẩn của rất nhiều bệnh nguy hại cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.

“Thai nhi trong bụng cũng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh, khi thai phụ uống hay ăn lượng lớn đồ lạnh thì nhiệt độ trong bụng giảm xuống. Thai nhi trong tử cung sẽ bất an. Vì thế khi mang thai, sản phụ nên ăn ít kem, đồ uống lạnh, chỉ nên dùng đồ uống trên 10℃, kể cả trong mùa hè oi bức”, BS Vũ cho biết thêm.

Bạn đã biết cách trò chuyện với thai nhi?

Từ khi khoa học chứng minh nói những lợi ích tích cực giao tiếp với thai nhi. Giao tiếp với trẻ trước khi chúng chào đời đã trở thành một việc làm ngày càng phổ biến.


Trò chuyện với thai nhi có cần thiết hay không?


Giao tiếp với trẻ trước khi chúng chào đời đã trở thành một việc làm ngày càng phổ biến. Người ta viết sách, mở các khóa đào tạo, thông qua các phương pháp mới về lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có những dữ liệu đáng tin cậy chứng minh rằng việc giao tiếp này có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển trí tuệ của trẻ hoặc đến mối quan hệ của trẻ với cha mẹ trong tương lai. Vậy việc giao tiếp này là gì – là nhu cầu thiết yếu hay chỉ là trò giải trí trong lúc nhàn rỗi của các bà mẹ tương lai? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem sao nhé! 

“Người nói chuyện” với bạn là ai? 

Ngày nay, chúng ta đã biết chắc chắn rằng trẻ chào đời với một hành trang khổng lồ bao gồm rất nhiều các ấn tượng và cảm xúc. Trẻ cảm nhận bằng tất cả năm giác quan mà chúng được sở hữu ngay từ khi mới sinh ra: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Hiện nay người ta đã nghiên cứu khá đầy đủ về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần. 

Từ cuối tuần thứ 3: Bắt đầu có tim thai 

Vào tuần thứ 9: Lưỡi của thai nhi bắt đầu có biểu hiện của vị giác. Thai nhi có khả năng phân biệt mùi vị của nước ối và thậm chí phản ứng lại mùi vị đó.

Vào tuần thứ 10 : Toàn bộ bề mặt da của trẻ trở nên rất mẫn cảm.

Tuần 10 – 11 : Đây chính là thời kì mà thai nhi cảm thấy rất rõ sự tiếp xúc, ấm lạnh, hay đau. Nhưng quan trọng là thai nhi đã biết phản ứng lại những xung động này. Nếu không thích cảm giác nào đó, thai nhi có thể thay đổi nét mặt.

Vào tuần thứ 16 : Thai nhi bắt đầu nghe được. Đầu tiên chúng nghe được những âm thanh phát ra từ mẹ: Tiếng tim đập, tiếng máu chảy, âm thanh của sự nhu động. Tuy nhiên, những gì mà thai nhi nghe được đã bị môi trường nước làm yếu đi. Sau đó chúng bắt đầu nghe được những âm thanh truyền đến từ bên ngoài.

Người ta đã chứng minh được rằng, vào thời điểm này thai nhi đã có thể “ghi nhớ”
một số từ và phân biệt các giọng nói. (ảnh minh họa)

Người ta đã chứng minh được rằng, vào thời điểm này thai nhi đã có thể “ghi nhớ” một số từ và phân biệt các giọng nói. Hầu như tất cả các dạng xúc cảm ở thai nhi đều đã phát triển.

Ở vào khoảng tuần thứ 20 : Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của thai nhi và đây là thời điểm vô cùng quan trọng. Bởi đó chính là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ và bé – một sự giao tiếp bằng cơ thể.

Khi gần đến tháng thứ 6: Thai nhi có thể cảm nhận được mùi vị, nghe được, nhìn thấy được và có cảm giác khi sờ mó. Thai nhi đã biết phản ứng lại những tiếp xúc của mẹ qua thành bụng.

Gần đến tháng thứ 9: Thai nhi sẽ phát triển khứu giác.

Giao tiếp như thế nào? 
Trong số các bà mẹ tương lai, có người còn rất hoài nghi tác dụng của việc giao tiếp với thai nhi. Họ cho rằng không thể biết đích xác tình trạng sức khỏe của đứa bé trong bụng mẹ. 

Cũng có người lại cố gắng ngày nào cũng nói chuyện với con và tìm cách hiểu con. Vậy ai trong số họ đã làm đúng? Chỉ có bạn mới có thể tìm được đáp án cho câu hỏi này mà thôi.

Ở phụ nữ mang thai khi trạng thái tâm lí tình cảm thay đổi thì trong máu xuất hiện các chất có hoạt tính sinh học. Vì đứa trẻ và mẹ là một nên tất cả những gì không tốt ở mẹ sẽ ngay lập tức được phản ánh vào trạng thái tinh thần và thể xác của con. Vì vậy, để ổn định trạng thái tình cảm của phụ nữ mang thai, rất nhiều trung tâm tư vấn khuyên họ nên tham gia vào các hoạt động: Khiêu vũ, hát, vẽ… 

Người ta cho rằng mẹ bắt đầu giao tiếp với con trong khi làm những việc đó. Và chúng ta không thể không đồng ý với quan điểm này. 

Qua bài hát, bức vẽ hay những việc vặt, người mẹ tương lai học cách thể hiện tình yêu của mình với con ngay từ khi bé chưa được sinh ra. Rõ ràng là những kĩ năng này sẽ không thừa ngay cả sau khi bé ra đời. 

Hơn nữa, hầu như tất cả những người phụ nữ mang thai đều phải trải qua giai đoạn cảm xúc thái quá. Khi chuyển tải tình cảm của mình lên mặt giấy, họ có thể giải phóng mình khỏi tình trạng lo lắng về con. Công việc sáng tạo giúp chị em xua tan đi cảm xúc tiêu cực và nhận thức được những thay đổi đang diễn ra. 

Bạn đừng quên rằng người cha cũng có cơ hội giao tiếp với con ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Đứa trẻ nghe được giọng nói của cha, đón nhận tình cảm của cha mẹ trong khi giao tiếp. Hỡi các ông bố tương lai! 

Các bạn hãy nhớ rằng, khi các bạn quan tâm đến vợ mình, con mình, nói chuyện với con, tức là các bạn đang truyền đến con một thông điệp: “ Ở đây rất ổn, bố mẹ đang chờ con và sẽ rất vui được đón con”. 

Bạn có thể làm cho con quan tâm đến thế giới ngay từ lúc này. Lớn lên, trẻ sẽ tự thấy muốn tìm hiểu thế giới, và khi đó bạn sẽ lại gieo vào con tình yêu cuộc sống. Người ta nhận thấy rằng những người cha thường xuyên nói chuyện với con khi con còn nằm trong bụng mẹ thì kể từ sau khi sinh, họ cũng sẽ hiểu con mình hơn và dễ dàng tiếp xúc với chúng hơn.

Giao tiếp với trẻ trước khi sinh không chỉ cần cho trẻ, mà còn cần
cho chính cha mẹ. (ảnh minh họa)

Ai cần điều đó?
Như vậy, giao tiếp với trẻ trước khi sinh không chỉ cần cho trẻ, mà còn cần cho chính cha mẹ. Giao tiếp cung cấp các tác nhân mới kích thích sự phát triển của trẻ, nhưng quan trọng nhất là nhờ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp, nâng niu và quan tâm của cha mẹ. 

Để có được điều đó không nhất thiết phải hát, đọc thơ hay làm gì khác. Có thể chỉ cần nghĩ về con và đón nhận việc mang thai của mình với những tình cảm tích cực. Theo góc độ này không phải ngẫu nhiên mà người mẹ phải mang thai 9 tháng. Trong khoảng thời gian đó chúng ta có thể quen dần với con của mình và học được cách hiểu con, cảm nhận được trách nhiệm đối với con, hiểu và đón nhận những vai trò mới đối với gia đình. 

Người mẹ có thể học được cách hiểu cơ thể mình và điều này rất có ích khi sinh nở. Nhưng quan trọng nhất là 9 tháng này dạy chúng ta yêu đứa con của mình dù chưa nhìn thấy bé, yêu con đúng như con vốn có, không tìm cách thay đổi mà chỉ cố gắng hiểu con, dạy chúng ta yêu con vô điều kiện, dạy làm cha làm mẹ, dạy cách giao tiếp với con! 

Nếu người mẹ lắng nghe đứa con của mình thì sẽ biết cách hiểu và đón nhận con, nhờ đó mà sự giao tiếp sau này của hai mẹ con sẽ rất hiệu quả. Giờ đây với con, bạn là cả một vũ trụ, và những cảm nhận của bạn sẽ giúp con nhận biết thế giới. Hãy giúp con, để khi bước ra thế giới không hề đơn giản này con đã biết rằng mình đang được mong chờ và yêu thương!

Bạn có biết?

Theo ghi nhận của các nhà khoa học, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có những phản ứng không giống nhau đối với các loại nhạc khác nhau. Chúng thích những giai điệu có kết cấu (Vivaldi, Mozart, nhạc dân gian, các bài hát thiếu nhi) và không mấy hứng thú với những giai điệu trầm, thấp (Beethoven, Bach, Liszt). 

Nếu bạn tự mình hát cho con nghe được thì rất tốt. Bạn hãy nhớ lại những bài hát ru và bài hát thiếu nhi mà có thể bạn đã được nghe từ thời thơ ấu. 

Người ta còn nhận thấy có thể dạy cho thai nhi quen với nghi thức đi ngủ buổi tối. Để làm được điều đó, mẹ phải tuân thủ đều đặn và theo đúng trình tự các hoạt động như ăn tối, tắm, hát ru. Cũng có thể, khi đã quen với nghi thức này từ trong bụng mẹ, sau khi ra đời bé sẽ dễ ngủ hơn. 

Từ thời xa xưa, ở một số nước phương Đông (Trung Quốc cổ đại, Hàn Quốc) người ta cho rằng vào ngày đứa trẻ ra đời nó đã được tròn 9 tháng tuổi. Tức là tuổi của con người sẽ được tính từ thời điểm thụ thai, chứ không phải khi sinh ra. 

Cách đây 1500 năm, người Trung Quốc đã biết cách tác động lên thai nhi. Người phụ nữ mang thai mỗi ngày hát cho con nghe vài giờ đồng hồ. Người ta cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến tích cách của trẻ. 

Ở Nhật Bản, các bà mẹ tương lai được sống trong những ngôi nhà chung đặc biệt tại những nơi có phong cảnh đẹp. Ở đó mẹ và đứa trẻ sắp ra đời được những người phụ nữ có chuyên môn bồi dưỡng về thẩm mĩ và âm nhạc. 

Ở một số nước châu Phi từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay người ta vẫn cho phụ nữ mang thai tập những vũ điệu chuyên dụng và các bài vận động nhịp nhàng.

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |