Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Đàn ông cũng cần chuẩn bị khi mang thai?

Để có được một mầm sống khỏe mạnh, có phải chỉ cần sự chuẩn bị của chị em, liệu phái mạnh cần chuẩn bị những gì?
Chuyện ấy


Sinh hoạt tình dục điều độ luôn tốt cho cả 2 vợ chồng. Hãy trao đổi với nhau về thời điểm thụ thai để có sự chuẩn bị tập trung về mặt “lực lượng”.

Vệ sinh tốt trước và sau chuyện ấy giúp vợ tránh nhiễm khuẩn.

Với một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này cần “kiêng” (Sức khỏe yếu, có tiền sử sẩy thai, ý kiến riêng của bác sĩ)

Tạo ra những 'tinh binh' tốt


Muốn “sản xuất” được các chú “tinh binh” khỏe mạnh thì cần tránh những điều sau:

- Tránh mặc quần lót, quần jean quá chật hay bó sát…

- Hạn chế đạp xe; ngồi ô tô đường dài.

- Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng (hay tắm hơi)

Sức khỏe

Người đàn ông cần khám tổng quát để có thể phát hiện kịp thời bệnh lý nếu có. Đặc biệt, các ông chồng cũng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh…)
Kiểm tra tính di truyền

Tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…), hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ (hay các bệnh chậm phát triển khác), mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… ;
Môi trường và công việc


Người chồng cần lưu ý trường hợp đang làm việc trong môi trường độc hại (tiếp xúc với thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng…).

Lúc này, người chồng rất cần hỏi ý kiến của bác sĩ xem có cần kiểm tra những gì đối với sức khỏe trước khi muốn có con, có cần phải thay đổi môi trường làm việc trước khi muốn có con hay không…

Chuẩn bị thời gian


Suốt 9 tháng vợ mang thai, đàn ông là người đóng vai trò quan trọng trong gia đình: Chuẩn bị tài chính và lo cho vợ con.

Ngoài công việc, người đàn ông cần thu xếp thời gian để khi vợ mang bầu, người chồng có thể bên vợ những lúc tâm sự, tập thể dục, mua sắm, chuẩn bị cho sự ra đời của con, tham gia các lớp học tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh, làm giúp vợ công việc nhà…

Những việc này đóng góp vào việc tạo nguồn sữa mẹ cho con sau này. Các ông bố cần nhớ rằng tâm lý căng thẳng là một nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ.

Chế độ dinh dưỡng


Ăn uống đủ dưỡng chất và lành mạnh để giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh.

Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, gan, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu…; và thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt hải sản, trứng… đảm bảo số lượng và chất lượng tinh trùng.

Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, nho… vì vitamin C giúp tinh trùng vận động hiệu quả.

Kiêng khem


Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích có tác động xấu lên cả trứng và tinh trùng. Khói thuốc lá không chỉ nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp mà còn gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Uống rượu bia nhiều không chỉ làm giảm số lượng tinh trùng mà còn có nguy cơ con sinh ra sẽ bị nhẹ cân.

Chuẩn bị tâm lý


Người phụ nữ đáng yêu trước đây sẽ có những thay đổi đáng kể về ngoại hình và tính cách, họ trở nên ‘nhạy cảm’ vô cùng. Chính vì thế, các ông chồng cần nhớ kỹ rằng:

- Vợ mình trở nên lo lắng với ngoại hình và sắc đẹp một cách thái quá…

- Vợ mình sẽ rất căng thẳng và đau khổ với bất kỳ một mẫu thuẫn nào trong thời kỳ thai nghén.

- Người mang thai dễ khóc, hay cảm thấy thất vọng, chán chường thậm chí là thấy mình bị xúc phạm (Dù rằng chồng chẳng làm gì).

Hiều những điều này, đàn ông có thể không cần quá lo lắng trước các biểu hiện của vợ và để nhẹ nhàng chăm sóc vợ được nhiều hơn. Những lời khen, những lời nhận xét tốt sẽ làm tâm trạng vợ trở lại cân bằng và tốt hơn.

Như vậy cánh mày râu có vai trò vô cùng to lớn trong việc tạo ra một mầm sống khỏe mạnh, tráng kiện, do đó rõ ràng cũng cần phải chuẩn bị rất nhiều, các đức ông chồng hãy đừng quên điều này nhé!



Bí quyết chăm sóc cơ thể khi mang thai vào mùa đông



 Mùa đông thời tiết giá lạnh, không khí khô hanh nên dễ khiến bà bầu bị cảm cúm. Do vậy, thai phụ cần phải quan tâm giữ gìn sức khoẻ của mình thật tốt, vì sức khoẻ của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Biện pháp chống lại giá lạnh
Trong quá trình mang thai, bạn có thể cảm thấy lạnh hơn bình thường, bởi vì cơ thể bạn sẽ tiết ra mồ hôi nhiều hơn, thậm chí khi ở ngoài trời mát mẻ, da của bạn cũng trở nên lạnh hơn. Bụng của bạn to và dễ làm cho hơi ấm thoát ra ngoài và hormone giới tính duy trì thai tạo ra cũng sẽ làm bạn cảm thấy lạnh hơn bình thường. Vì thế, bạn nên giữ ấm trong phòng, mặc quần áo ấm để chống lại sự lạnh giá của thời tiết.

Bạn có thể bị cảm lạnh, nếu như bạn mặc quần áo không đủ ấm. Tuy nhiên, nếu bạn mặc quá nhiều quần áo cũng khiến mồ hôi ra nhiều, điều này không tốt cho thai phụ. Do vậy, khi lựa chọn quần áo, bạn nên lựa chọn loại có chất liệu hút ẩm, mềm và nhẹ; nếu tiếp xúc với nước lạnh thì cần chú ý đi găng tay…
Giữ cho căn phòng ấm cúng trong mùa đông là cần thiết, nhưng bạn đừng nghĩ rằng vì trời lạnh mà đóng chặt cửa lại. Nên mở cửa thường xuyên để thay đổi không khí, đặc biệt là không khí ấm vào buổi trưa. Có thể mở cửa vào buổi sáng để lấy không khí trong lành, bổ sung oxi… Bạn có thể giữ ấm căn phòng bằng cách trải thảm, dùng chăn, đệm ấm.

Các hoạt động thích hợp

Đừng vì thời tiết lạnh mà bạn không tham gia các hoạt động ngoài trời. Khi bạn cảm thấy lạnh, giá hãy làm một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để cơ thể ấm hơn. Nếu bạn cảm thấy tay và chân quá lạnh thì hãy co tay rồi mở rộng bàn tay, bàn chân ra. Ngoài ra, mát xa cho máu tuần hoàn cũng khiến bàn tay bớt giá lạnh.

Bạn nên thường xuyên vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng ở ngoài trời như: đi bộ, yoga, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu. Đi bộ là hoạt động có lợi nhất, bạn có thể đi vào lúc có ánh nắng mặt trời, không khí tương đối ấm áp để tiếp nhận ánh sáng mặt trời, hít thở không khí trong lành, giúp máu tuần hoàn lưu thông tốt. Việc luyện tập này sẽ khiến bạn mất nhiều nước và năng lượng, vì thế bà bầu hãy trang bị cho mình một năng lượng thật tốt trước khi luyện tập.


Chú ý đảm bảo an toàn

Khi trời mưa to, bão, gió không nên đi ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi thì nhất thiết phải giữ ấm và chú ý an toàn. Bạn nên đi giày không trơn để tránh bị ngã, khi đi lên, xuống tốt nhất phải có người dìu đỡ.

Về chế độ ăn uống

Khí hậu lạnh giá, hanh khô, thai phụ có thể ăn một chút thức ăn nóng, nhưng không nên ăn quá nhiều. Thời tiết hanh sẽ khiến da bị khô và dễ khiến bạn mắc bệnh về gió, cảm, viêm họng, chảy máu cam, khát… vì thế bạn nên ăn những loại thức ăn có màu hồng như: táo, cà chua, nho… có chứa khá nhiều vitamin C là chất chống gây bệnh cảm cúm, tăng sự phục hồi. Ngoài ra, mùa đông bạn cũng nên ăn hành, tỏi, hẹ…nhiều hơn một chút.

Những loại thức ăn màu đen như: gạo nếp cẩm, đỗ đen, mộc nhĩ, nấm rùa, gà đen, tía tô… giúp tăng cường chức năng của thận và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Thức ăn mùa đông nên có khẩu vị đậm một chút, nên có một lượng mỡ nhất định trong đó như thịt hầm, cá rán….
Thời điểm này, bạn chú ý không được ăn các loại thức ăn sống và lạnh mà cần qua chế biến
Nguồn : http://mangthai.vn.


Nguy hiểm khi thai phụ nằm nhiều



Cảm thấy mệt mỏi nên người phụ nữ trong thời kỳ bầu bí thường phàn nàn vì việc mang trên mình hai thực thể. Vì vậy, rất nhiều người trong số họ đã thường xuyên muốn nằm nghỉ trên giường.
Nhưng nghiên cứu mới được nhóm y tá thực hiện tiết lộ rằng nghỉ ngơi quá nhiều và quá thường xuyên nằm xuống hóa ra có tác động tiêu cực đối với phụ nữ có thai.

Judith Maloni, giáo sư Trường Điều dưỡng Payne Frances Bolton thuộc trường đại học Case Western Reserve cho biết: một nghiên cứu toàn diện được tiến hành dựa trên 70 nghiên cứu khác chỉ ra các bằng chứng cho thấy nghỉ ngơi quá nhiều không hẳn là tốt cho các bà mẹ và em bé.

Nghỉ ngơi quá nhiều đối với người mang thai có nguy cơ gây ra các cơn co thắt sớm và các vấn đề mang thai khác như huyết áp cao, các cục máu đông hay chảy máu, có thể trải qua hiện tượng đó trong vòng vài ngày hoặc vài tháng, thậm chí lớn hơn là dẫn đến hiện tượng teo cơ” - Maloni nói theo trích dẫn của tờ Times of India.

Không chỉ vậy, nếu các bà mẹ tương lai ít vận động và hoạt động giải trí ít hơn so với nghỉ ngơi trên giường trong khoảng thời gian 24 giờ trong ngày, cũng có nguy cơ bị bệnh trầm cảm, và điều này gây lo ngại có thể dẫn đến các cơn co thắt sớm dẫn đến sinh non.

Theo VTC

Tác hại tiểu đường ở bà bầu



Dị tật bẩm sinh

Những phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong thời gian này, cơ thể của thai nhi đang dần hình thành, lượng đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tim, tủy sống cũng như xương, thận và hệ thống tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ không kiểm soát tốt lượng đường huyết, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh gấp 10 lần bình thường.

Vàng da

Khi bà bầu tiểu đường, trẻ sinh ra có thể vàng da. Vàng da xảy ra khi máu có chứa quá nhiều bilirubin, xảy ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Tuy nhiên, chứng vàng da thường là vô hại và sẽ mất dần sau một vài ngày.

Macrosomia

Macrosomia là tình trạng cơ quan của thai nhi bị phì đại. Các bà mẹ không kiểm soát được lượng glucose trong thời kỳ mang thai, sẽ có nguy cơ sinh con nặng cân (khoảng 4 - 4,5 kg hoặc hơn). Thai nhi quá to sẽ gây khó sinh qua đường âm đạo và làm tăng nguy cơ tổn thương trong khi sinh.

Bài liên quan: Tác hại tiểu đường ở bà bầu
Đồ ăn cho bà bầu tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường

Tiểu đường ở bà bầu

Ngoài ra, em bé của các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ mắc chứng béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.

Thai chết lưu

Nguy cơ thai chết lưu tăng lên đáng kể khi thai nhi quá lớn và nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn khi các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Tiền sản giật

8% phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh cao huyết áp, phù (giữ nước) và mức độ cao protein trong nước tiểu, thường là sau tuần 20 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiền sản giật.



Các triệu chứng thường bao gồm:

- Sưng bàn tay và mặt.

- Tăng cân.

- Đau đầu.

- Nước tiểu nhiều chất đạm.

- Buồn nôn, đau bụng.

- Rồi loạn thị giác (như xuất hiện tia sáng trong tròng mắt).

Nếu để nặng, tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Các bà mẹ cần đi khám thai sớm để phát hiện và có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời.

Polyhydramnios

Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.

Hạ đường huyết sau khi sinh

Thai nhi nhận oxy từ máu của mẹ, đi qua nhau thai. Các chất dinh dưỡng, bao gồm đường sẽ đi qua nhau thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết sẽ gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được ít lượng đường hơn so với khi còn ở trong tử cung của người mẹ. Do vậy, sự dư thừa insulin sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ, nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non

Glucose tăng cao trong thời kỳ mang thai ở người mẹ có thể dẫn đến việc sinh non. Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao hơn với các vấn đề về hô hấp và tim, xuất huyết não, khó khăn về tiêu hóa và thị lực kém.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên vẫn là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Người mẹ cần đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng, tránh các thức ăn nhiều đường đơn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Đi bộ cũng là phương pháp đơn giản, lại hiệu quả nhất cho phụ nữ mang thai.. 

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop bánđồsơsinh || shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM


Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Hỏng thai có dễ bị hỏng tiếp?



Khó khăn lớn nhất với nhiều phụ nữ đã từng sẩy thai một lần là quyết định nên có thai trở lại vào lúc nào để tránh nguy cơ sẩy thai lần nữa. Điều may mắn là sau lần đầu sẩy thai thì nguy cơ tái diễn hỏng thai cũng không cao hơn nhưng tùy thuộc vào kiểu hỏng thai lần đầu như thế nào.

Cụ thể: Nếu sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thì không thuộc loại tái diễn. Cơ may có thai bình thường lần sau cũng gần giống như khi chưa sẩy, mặc dù luôn có một số nguy cơ nhưng không nên cho rằng nguy cơ sẽ cao hơn so với những phụ nữ cùng lứa tuổi khác.

Hỏng thai vào 3 tháng giữa hay thai chết: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tiền sử hỏng thai vào giai đoạn này có nguy cơ trung bình bị sẩy thai tái diễn hay đẻ non cao hơn. Điều này không hàm ý rằng cần phải lo ngại nếu có thai trở lại, cho dù có thai cũng không sao. Chỉ có điều cần giữ liên lạc với thầy thuốc và được theo dõi ở giai đoạn mang thai để đề phòng biến chứng.

Chửa ngoài tử cung: Nếu lần đầu hỏng thai là do chửa ngoài tử cung thì có 10%-20% khả năng lại gặp sự cố chửa ngoài tử cung (so với tỉ lệ 1% ở người chưa bao giờ chửa ngoài tử cung). Với những người này, cần gặp thầy thuốc sớm ngay khi mới bắt đầu có thai và dù xác nhận đã có thai thì nguy cơ sẩy thai cũng không cao hơn các phụ nữ bình thường khác.

Nếu lại sẩy thai lần thứ hai: Điều đáng buồn là diễn biến sẽ không luôn tốt đẹp cho lần sau, có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ sẽ tiếp tục sẩy thai một hay nhiều lần sau đó. Cuối cùng vẫn có thể thai nghén nhưng nên gặp thầy thuốc để xem có cần làm các xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân sẩy thai tái diễn trước khi quyết định có thai trở lại


Theo dõi lịch khám thai, tiêm phòng cho thai phụ



Lịch khám thai tiêm phòng cho sản phụ



Nên bắt đầu từ 3 tháng trước khi dự kiến có thai. Ví dụ nếu bạn định có thai vào tháng 10 dương lịch thì nên đi khám từ tháng 7. Lưu ý những thời gian và nội dung sau:

Lần 1: Tháng 7

Khám phụ khoa (bao gồm siêu âm phần phụ)
Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
Kiểm tra nội tiết
Siêu âm trứng
Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 2,3: Tháng 8,9

Theo dõi nội tiết
Siêu âm trứng
Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Số lần đi khám trước khi có thai phụ thuộc vào thời gian thụ thai.

Sau khi thấy chậm kinh từ 1 tuần đến 10 ngày bạn phải bắt đầu đi khám.

Lần 1: Tuần thứ 5

- Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

- Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Xét nghiệm máu (Tripple test)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt và magie B6
- Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

- Xét nghiệm máu, thử tiểu
- Làm thủ tục đăng ký đẻ
- Tiêm phòng uốn ván (AT1)
- Khám thai, siêu âm 2D
- Uống vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt
- Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai
- Thử tiểu
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Tiêm phòng uốn ván (AT2)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Tiêm phòng

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã cần tiêm chủng vacxin phòng bệnh và lịch tiêm chủng được hoàn tất trước khi trẻ trưởng thành. Nếu một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ đã được tiêm chủng đủ loại vacxin phòng bệnh thì khi có thai họ không cần phải tiêm chủng phòng bệnh nữa. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bạn vẫn cần phải tiêm chủng một số loại vacxin để phòng ngừa các tai biến nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

Mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Yeutre.net

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Kinh Nghiệm sinh tại A2 bệnh viện Phụ sản hà nội




Khi đau đẻ vào phòng cấp cứu. Vào đó làm thủ tục nếu mẹ nào chưa có giấy chuyển viện thì làm phòng bì 100ngàn nhờ Cô yta đang làm hồ sơ tại phòng đó nhờ giúp giấy chuyển viện đối với các mẹ có Thẻ BHYT. 
Khi thay đồ mặc đồ bệnh viện các mẹ nhớ đóng luôn bỉm vào kẻo vỡ ối nhé...
Mang theo: điện thoại để liên lạc
Thêm 1 cái bìm nữa
Nước uống ( 1 chai lavie nhỏ) 
Sữa 
Nước và sữa phòng khi các Mẹ đau đẻ kêu khóc nhiều đói và khát thì phải bổ sung thêm để kêu khóc cho tới khi đón Bé yêu chào đời trong niềm vui mừng hạnh phúc. 
Đồng thời kèm theo cái phòng bì ghi sẵn tên họ của Mẹ vào phòng khi đau đẻ lâu và vào đó nhờ các Bác sỹ chủ yếu là yta và hộ lý các cô quan tâm tích cực đo nhịp tim thai bé liên tục. Vì hôm mình đi sinh vào phòng sinh có một số mẹ vào phòng đẻ thường tại khu nhà A2 bệnh viện phụ sản hà nội rùi mà vẫn phải qua phòng mổ vì có một vài lý do sau:
Đau đẻ một hồi mà vẫn khôg đẻ được nênphải chuyển phòng để mổ. Thế là vừa chịu đau đẻ lại chịu cả đau mổ. Thật sợ hãi. 
Thứ hai là khi các yta bsy đo nhịp tim cho bé liên tục nhằm mục đích kiểm tra tim thai bé có thở đều không nếu không đều cũng có tình huống xử lý kịp thời, để 2 mẹ con được an toàn khỏe mạnh. 
Nói chung là các mẹ không phải lo nhiều. Chẳng may với có 1 vài trường hợp sảy ra như thế thôi. 
Còn không chỉ sau vài giờ đồng hồ đau đẻ là Bé yêu của các Mẹ chào đời luôn. Có mẹ đẻ nhanh lắm. Thật dễ dàng.
Mẹ nào đẻ thường đẻ dễ dàng không cần phải phong bì trong phòng sinh đâu. Sau đó khi sinh xong thì khi bé đc yta bế ra gặp người nhà .Lúc đó tùy gia đình bồi dưỡng thường thì từ 2trăm đến 5trăm.
Chúc các mẹ vui khoẻ. 

Chuyện bà bầu




Vừa về đến nhà, anh Thái đã nghe tiếng vợ khóc rấm rứt. Chưa kịp hiểu đầu đuôi anh bị chị mắng một tràng: “Anh không thương em thì cũng phải nghĩ tới con chứ.

Vợ thì bụng mang dạ chửa thế này mà chồng cứ mất dạng ở đâu thế!”.



Dù ấm ức vì mình đi vì công việc và đã cố gắng về sớm rồi nhưng lại bị vợ “tra tấn” cả tiếng, anh Thái vẫn cố nhịn vì biết càng phân minh thì chị sẽ càng lu loa.

Anh Thái (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, từ hồi có bầu, không hiểu tại sao chị bỗng hay cáu giận, khóc lóc. Trước đây, vợ anh vốn là người vui vẻ, dễ tính. Làm công tác tổ chức sự kiện, thi thoảng anh hay có việc bận vào buổi tối. Những khi ấy chị thường rất hiểu và thông cảm cho chồng, chưa khi nào cằn nhằn gì. Từ hồi vợ có thai, anh luôn cố gắng về sớm, nhưng lỡ hôm nào bận việc về muộn thì thể nào cũng thấy vợ giận dỗi, cau có và tra tấn chồng bằng một màn nước mắt.

“Mình cũng đoán là vợ mệt mỏi nên hay cáu, nhưng nhiều khi cô ấy vô lý quá, khiến mình cảm thấy ức chế. Bây giờ lại còn học đâu cái kiểu ghen tuông vô cớ, lúc nào cũng hạnh họe chồng”, anh Thái than thở.

Có bầu được 10 tuần, chị Duyên (Mê Linh, Vĩnh Phúc), cũng luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ khóc. Chị cho biết, nhiều lần, chị đã cáu um với chồng vì những lý do nhỏ nhặt, sau đó lại ân hận nhưng rồi vẫn lặp lại điều này.

“Lạ lắm, có lúc mình vừa rất hân hoan, nhưng sau đó lại thấy buồn chán vô cùng, mà chẳng vì điều gì hết. Mình cũng cảm thấy không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, có khi đang chốc lại buồn, lại khóc khiến mọi người trong nhà không hiểu ra sao”, chị Duyên tâm sự.

Vì thất thường như vậy nên Duyên bị mẹ và em gái chồng hiểu lầm. “Họ cứ nghĩ mình cậy có thai nên bày trò làm nũng chồng. Ông xã thương vợ nhưng nhiều khi cũng nổi quạu vì không hiểu sao mình lại khóc hay cự lại anh ấy”, chị bảo.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y khoa Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, tâm trạng thất thường ở các bà bầu là chuyện rất bình thường, dù nó gây ra không ít rắc rối cho chính họ cũng như những người thân.

Theo bà Dung, thủ phạm gây ra sự “đổi tính” ở phụ nữ có thai chính là việc tăng đáng kể nội tiết tố nữ estrogen.

“Khi có bầu, lượng nội tiết tố này thay đổi trong cơ thể phụ nữ, nếu nó tăng đáng kể, sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới những chất dẫn truyền thần kinh – có tác dụng điều chỉnh tâm trạng – nên chị em có thể thấy tâm trạng mình rất thất thường. Có người hay buồn chán, rầu rĩ, người khác lại dễ bị kích động, trở nên cố chấp, khó tính trước những điều nhỏ nhặt, mau nước mắt, thậm chí không kiềm chế được cảm xúc. Nội tiết tố thay đổi còn khiến nhiều phụ thay thay đổi về ham muốn tình dục, có người thì không còn hưng phấn, sợ ‘chuyện ấy’ nhưng cũng có một số chị em lại muốn nhiều hơn khiến ông chồng phải đặt dấu hỏi”, bà Dung giải thích.

Bên cạnh đó, khi mang thai, cùng với những thay đổi về hình dáng cơ thể, các bà mẹ trẻ còn hay có cảm thấy căng thẳng, nhất là lần đầu. Họ lo lắng nhiều về trách nhiệm làm mẹ sắp tới cũng như những chuyện không hay có thể xảy ra trong quá trình mang bầu, sinh con…

Sự thay đổi tâm trạng này thường gặp ở quý thứ nhất và xuất hiện lại ở quý thứ 3, khi bạn chuẩn bị sinh.

Bác sĩ Dung cho biết thêm, trong những trường hợp này, việc tác động vào nội tiết là không thể, nên chỉ có cách duy nhất là người phụ nữ phải hiểu rõ những đặc điểm về sự thay đổi của cơ thể lẫn tâm trạng của mình trong giai đoạn này để biết cách đối mặt với nó. Bạn nên học cách thư giãn, ăn ngủ điều độ và vận động hợp lý để giảm thiểu các vấn đề trên.

"Một số bà mẹ trẻ thường từ bỏ hết các sở thích cá nhân như tán gẫu với bạn bè, xem phim, nghe nhạc… vì sợ ảnh hưởng đến con, nhưng thực tế, việc này ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn nhiều hơn. Tốt nhất, hãy duy trì những việc khiến bạn cảm thấy thoái mái, vui vẻ", bác sĩ nhấn mạnh.

Khi có những lo lắng, băn khoăn về quá trình mang thai hay sinh nở, đừng ngại hỏi bác sĩ, những người đã có kinh nghiệm. Nếu thấy sự bất ổn về tâm lý, bạn có thể chia sẻ với bác sĩ sản phụ khoa mỗi lần khám thai, họ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Những người thân của bà bầu cũng cần cảm thông với sự thay đổi “không ai muốn” trên để động viên, chia sẻ giúp người phụ nữ nhanh chóng vượt qua những cảm xúc tiêu cực.

Theo vne


 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |