Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Khi bà bà bầu đi bộ

Đi bộ không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ và em bé.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên nên vận động thường xuyên để sau này dễ đẻ tuy nhiên đi lại thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết và cũng từ việc đi bộ này mà nhiều trường hợp đã phải vào viện cấp cứu.

Suýt sảy thai vì… ‘chăm’ đi bộ

Ngay từ khi mang bầu Ngọc Hoa (Từ Liêm, Hà Nội) đã được mẹ chồng khuyên nên chịu khó đi bộ mỗi buổi tối để sau này dễ sinh con. Mẹ chị bảo ngày xưa các cụ làm nhiều nên dễ đẻ thế nên giờ thay vì làm việc nặng nhọc, chị cần đi bộ mỗi buổi tối. Nhất là từ khi mang bầu những tháng cuối, chị càng tích cực nghe lời mẹ chồng hơn. Ngoài việc đi bộ một giờ mỗi buổi tối cùng chồng, chị còn tranh thủ đi bộ mọi lúc mọi nơi.

Chị bảo: “Mình thấy mẹ chồng nói rất đúng vì các cụ ngày xưa làm nhiều nên rất dễ sinh nở vì vậy mình cũng phải cố gắng đi bộ vì công việc của mình phải thường xuyên ngồi nhiều.” Vậy là chẳng quản ngại khó khăn, Hoa ngày ngày đi bộ lên cầu thang ở nơi làm việc rồi lại đi bộ xuống mặc dù cô làm tận ở taafng 8. Nhiều buổi chiều cô đã rất mệt mỏi sau một ngày làm việc nhưng vẫn cố hoàn thành chỉ tiêu. Về nhà, cứ ăn cơm xong là hai vợ chồng lại dắt tay nhau đi như một nhiệm vụ “bất khả kháng”.

Đi bộ quá sức khi mang bầu không hề tốt. (ảnh minh họa)

Một hôm sau khi đi bộ về gần đến nhà, Hoa đột nhiên thấy đau bụng, chị cố gắng lê từng bước về đến nhà kiểm tra thì thấy ra máu ở ‘vùng kín’. Ngay sáng hôm sau đi khám, bác sĩ cho biết chị bị động thai, dọa đẻ non. Sau khi khám kỹ càng, hỏi han chi tiết, bác sĩ kết luận do chị vận động quá sức.

Theo các chuyên gia khoa sản, lý thuyết “đi lại nhiều cho dễ đẻ” không sai, nhưng vấn đề là mức độ như thế nào. Nếu thấy mệt thì đó là lúc nên dừng lại nghỉ ngơi, việc cố thêm sẽ dẫn đến quá sức. Sự thái quá sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mỏi mệt, lợi bất cập hại, thậm chí gây chấn động cho thai nhi. Đặc biệt, ở những thời điểm nhạy cảm như tháng thứ 3, thứ 7, nguy cơ hỏng thai cao nên sự vận động cần nhẹ nhàng cẩn thận hơn.

Kiêng khem quá cũng không tốt
Ngược lại với chị Hoa, từ khi biết tin mang bầu, Minh kiêng khem hết mức có thể. Vì không phải đi làm nên thời gian chủ yếu cô để ngủ và nằm. Nếu có việc đi lại, cô thường bắt taxi đi chứ nhất quyết không đi xe máy. Cũng vì mong mỏi mãi mới có tin vui nên gia đình rất tạo điều kiện cho Minh có thời gian kiêng cữ. Cô dường như không phải làm bất cứ việc gì ngay cả nấu cơm, rửa bát.

Quá kiêng khem khi mang bầu cũng không tốt. (ảnh minh họa)

Không chỉ có thế, Minh còn từ chối tất cả những cử chỉ âu yếm của chồng và đoạn tuyệt với ‘chuyện ấy’ vì sợ ảnh hưởng đến con yêu. Cùng vì chuyện này mà hai vợ chồng xun g khắc khiến Minh nhiều lần khóc thầm vì nghĩ chồng không quan tâm đến hai mẹ con.

Tuy nhiên, việc quá kiêng khem như Minh không cần thiết và không hề tốt cho thai nhi. Theo các chuyên gia khoa sản, trừ các trường hợp mang thai bệnh lý cần chế độ chăm sóc đặc biệt, còn những bà bầu khác hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường. Mang thai là một quá trình sinh lý, vì vậy không có gì phải lo lắng khi bạn đi lại, làm việc, quan hệ tình dục ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, việc vận động đúng mức khi mang thai giúp người phụ nữ bớt đau đớn khi sinh nở, giảm nguy cơ tai biến, quá trình vượt cạn cũng diễn ra nhanh chóng nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, thế nào là vận động đúng cách? Theo chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai vẫn có thể vận động và làm việc nhẹ nhàng như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ nhẹ nhàng và đi làm… miễn là chị em thấy thoải mái và dễ chịu. Trong tháng thứ 3 và thứ 7, các mẹ bầu cần lưu ý nên vận động nhẹ nhàng một chút và đặc biệt không được làm việc quá sức. Khi thấy mệt mỏi, chị em cần dành thời gian nghỉ ngơi ngay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |