Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Bạn đã biết cách trò chuyện với thai nhi?

Từ khi khoa học chứng minh nói những lợi ích tích cực giao tiếp với thai nhi. Giao tiếp với trẻ trước khi chúng chào đời đã trở thành một việc làm ngày càng phổ biến.


Trò chuyện với thai nhi có cần thiết hay không?


Giao tiếp với trẻ trước khi chúng chào đời đã trở thành một việc làm ngày càng phổ biến. Người ta viết sách, mở các khóa đào tạo, thông qua các phương pháp mới về lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có những dữ liệu đáng tin cậy chứng minh rằng việc giao tiếp này có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển trí tuệ của trẻ hoặc đến mối quan hệ của trẻ với cha mẹ trong tương lai. Vậy việc giao tiếp này là gì – là nhu cầu thiết yếu hay chỉ là trò giải trí trong lúc nhàn rỗi của các bà mẹ tương lai? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem sao nhé! 

“Người nói chuyện” với bạn là ai? 

Ngày nay, chúng ta đã biết chắc chắn rằng trẻ chào đời với một hành trang khổng lồ bao gồm rất nhiều các ấn tượng và cảm xúc. Trẻ cảm nhận bằng tất cả năm giác quan mà chúng được sở hữu ngay từ khi mới sinh ra: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Hiện nay người ta đã nghiên cứu khá đầy đủ về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần. 

Từ cuối tuần thứ 3: Bắt đầu có tim thai 

Vào tuần thứ 9: Lưỡi của thai nhi bắt đầu có biểu hiện của vị giác. Thai nhi có khả năng phân biệt mùi vị của nước ối và thậm chí phản ứng lại mùi vị đó.

Vào tuần thứ 10 : Toàn bộ bề mặt da của trẻ trở nên rất mẫn cảm.

Tuần 10 – 11 : Đây chính là thời kì mà thai nhi cảm thấy rất rõ sự tiếp xúc, ấm lạnh, hay đau. Nhưng quan trọng là thai nhi đã biết phản ứng lại những xung động này. Nếu không thích cảm giác nào đó, thai nhi có thể thay đổi nét mặt.

Vào tuần thứ 16 : Thai nhi bắt đầu nghe được. Đầu tiên chúng nghe được những âm thanh phát ra từ mẹ: Tiếng tim đập, tiếng máu chảy, âm thanh của sự nhu động. Tuy nhiên, những gì mà thai nhi nghe được đã bị môi trường nước làm yếu đi. Sau đó chúng bắt đầu nghe được những âm thanh truyền đến từ bên ngoài.

Người ta đã chứng minh được rằng, vào thời điểm này thai nhi đã có thể “ghi nhớ”
một số từ và phân biệt các giọng nói. (ảnh minh họa)

Người ta đã chứng minh được rằng, vào thời điểm này thai nhi đã có thể “ghi nhớ” một số từ và phân biệt các giọng nói. Hầu như tất cả các dạng xúc cảm ở thai nhi đều đã phát triển.

Ở vào khoảng tuần thứ 20 : Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của thai nhi và đây là thời điểm vô cùng quan trọng. Bởi đó chính là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ và bé – một sự giao tiếp bằng cơ thể.

Khi gần đến tháng thứ 6: Thai nhi có thể cảm nhận được mùi vị, nghe được, nhìn thấy được và có cảm giác khi sờ mó. Thai nhi đã biết phản ứng lại những tiếp xúc của mẹ qua thành bụng.

Gần đến tháng thứ 9: Thai nhi sẽ phát triển khứu giác.

Giao tiếp như thế nào? 
Trong số các bà mẹ tương lai, có người còn rất hoài nghi tác dụng của việc giao tiếp với thai nhi. Họ cho rằng không thể biết đích xác tình trạng sức khỏe của đứa bé trong bụng mẹ. 

Cũng có người lại cố gắng ngày nào cũng nói chuyện với con và tìm cách hiểu con. Vậy ai trong số họ đã làm đúng? Chỉ có bạn mới có thể tìm được đáp án cho câu hỏi này mà thôi.

Ở phụ nữ mang thai khi trạng thái tâm lí tình cảm thay đổi thì trong máu xuất hiện các chất có hoạt tính sinh học. Vì đứa trẻ và mẹ là một nên tất cả những gì không tốt ở mẹ sẽ ngay lập tức được phản ánh vào trạng thái tinh thần và thể xác của con. Vì vậy, để ổn định trạng thái tình cảm của phụ nữ mang thai, rất nhiều trung tâm tư vấn khuyên họ nên tham gia vào các hoạt động: Khiêu vũ, hát, vẽ… 

Người ta cho rằng mẹ bắt đầu giao tiếp với con trong khi làm những việc đó. Và chúng ta không thể không đồng ý với quan điểm này. 

Qua bài hát, bức vẽ hay những việc vặt, người mẹ tương lai học cách thể hiện tình yêu của mình với con ngay từ khi bé chưa được sinh ra. Rõ ràng là những kĩ năng này sẽ không thừa ngay cả sau khi bé ra đời. 

Hơn nữa, hầu như tất cả những người phụ nữ mang thai đều phải trải qua giai đoạn cảm xúc thái quá. Khi chuyển tải tình cảm của mình lên mặt giấy, họ có thể giải phóng mình khỏi tình trạng lo lắng về con. Công việc sáng tạo giúp chị em xua tan đi cảm xúc tiêu cực và nhận thức được những thay đổi đang diễn ra. 

Bạn đừng quên rằng người cha cũng có cơ hội giao tiếp với con ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Đứa trẻ nghe được giọng nói của cha, đón nhận tình cảm của cha mẹ trong khi giao tiếp. Hỡi các ông bố tương lai! 

Các bạn hãy nhớ rằng, khi các bạn quan tâm đến vợ mình, con mình, nói chuyện với con, tức là các bạn đang truyền đến con một thông điệp: “ Ở đây rất ổn, bố mẹ đang chờ con và sẽ rất vui được đón con”. 

Bạn có thể làm cho con quan tâm đến thế giới ngay từ lúc này. Lớn lên, trẻ sẽ tự thấy muốn tìm hiểu thế giới, và khi đó bạn sẽ lại gieo vào con tình yêu cuộc sống. Người ta nhận thấy rằng những người cha thường xuyên nói chuyện với con khi con còn nằm trong bụng mẹ thì kể từ sau khi sinh, họ cũng sẽ hiểu con mình hơn và dễ dàng tiếp xúc với chúng hơn.

Giao tiếp với trẻ trước khi sinh không chỉ cần cho trẻ, mà còn cần
cho chính cha mẹ. (ảnh minh họa)

Ai cần điều đó?
Như vậy, giao tiếp với trẻ trước khi sinh không chỉ cần cho trẻ, mà còn cần cho chính cha mẹ. Giao tiếp cung cấp các tác nhân mới kích thích sự phát triển của trẻ, nhưng quan trọng nhất là nhờ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp, nâng niu và quan tâm của cha mẹ. 

Để có được điều đó không nhất thiết phải hát, đọc thơ hay làm gì khác. Có thể chỉ cần nghĩ về con và đón nhận việc mang thai của mình với những tình cảm tích cực. Theo góc độ này không phải ngẫu nhiên mà người mẹ phải mang thai 9 tháng. Trong khoảng thời gian đó chúng ta có thể quen dần với con của mình và học được cách hiểu con, cảm nhận được trách nhiệm đối với con, hiểu và đón nhận những vai trò mới đối với gia đình. 

Người mẹ có thể học được cách hiểu cơ thể mình và điều này rất có ích khi sinh nở. Nhưng quan trọng nhất là 9 tháng này dạy chúng ta yêu đứa con của mình dù chưa nhìn thấy bé, yêu con đúng như con vốn có, không tìm cách thay đổi mà chỉ cố gắng hiểu con, dạy chúng ta yêu con vô điều kiện, dạy làm cha làm mẹ, dạy cách giao tiếp với con! 

Nếu người mẹ lắng nghe đứa con của mình thì sẽ biết cách hiểu và đón nhận con, nhờ đó mà sự giao tiếp sau này của hai mẹ con sẽ rất hiệu quả. Giờ đây với con, bạn là cả một vũ trụ, và những cảm nhận của bạn sẽ giúp con nhận biết thế giới. Hãy giúp con, để khi bước ra thế giới không hề đơn giản này con đã biết rằng mình đang được mong chờ và yêu thương!

Bạn có biết?

Theo ghi nhận của các nhà khoa học, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có những phản ứng không giống nhau đối với các loại nhạc khác nhau. Chúng thích những giai điệu có kết cấu (Vivaldi, Mozart, nhạc dân gian, các bài hát thiếu nhi) và không mấy hứng thú với những giai điệu trầm, thấp (Beethoven, Bach, Liszt). 

Nếu bạn tự mình hát cho con nghe được thì rất tốt. Bạn hãy nhớ lại những bài hát ru và bài hát thiếu nhi mà có thể bạn đã được nghe từ thời thơ ấu. 

Người ta còn nhận thấy có thể dạy cho thai nhi quen với nghi thức đi ngủ buổi tối. Để làm được điều đó, mẹ phải tuân thủ đều đặn và theo đúng trình tự các hoạt động như ăn tối, tắm, hát ru. Cũng có thể, khi đã quen với nghi thức này từ trong bụng mẹ, sau khi ra đời bé sẽ dễ ngủ hơn. 

Từ thời xa xưa, ở một số nước phương Đông (Trung Quốc cổ đại, Hàn Quốc) người ta cho rằng vào ngày đứa trẻ ra đời nó đã được tròn 9 tháng tuổi. Tức là tuổi của con người sẽ được tính từ thời điểm thụ thai, chứ không phải khi sinh ra. 

Cách đây 1500 năm, người Trung Quốc đã biết cách tác động lên thai nhi. Người phụ nữ mang thai mỗi ngày hát cho con nghe vài giờ đồng hồ. Người ta cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến tích cách của trẻ. 

Ở Nhật Bản, các bà mẹ tương lai được sống trong những ngôi nhà chung đặc biệt tại những nơi có phong cảnh đẹp. Ở đó mẹ và đứa trẻ sắp ra đời được những người phụ nữ có chuyên môn bồi dưỡng về thẩm mĩ và âm nhạc. 

Ở một số nước châu Phi từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay người ta vẫn cho phụ nữ mang thai tập những vũ điệu chuyên dụng và các bài vận động nhịp nhàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |