Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Chiêu giảm ợ nóng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân bị ợ nóng trong thai kỳ

Có đến 72% chị em bị chứng ợ nóng trong thời kì mang thai, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng này là do những hoocmon ảnh hưởng tới thai nhi thường hoạt động trong các cơ bắp khác nhau của người mẹ để có thể thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Và để chuẩn bị cho ngày chào đời, đặc biệt, những người phụ nữ mang thai thường cảm thấy khó chịu ở các vùng cơ dưới thực quản. Vì vậy sự hoạt động cơ bắp giữa dạ dày và đường ống thức ăn không ảnh hưởng nhiều tới nhau. Và lượng dịch trong dạ dày dễ dàng chảy ngược lên ống dẫn thức ăn rồi kích thích đến dạ dày.

Sự chuyển dịch của hoocmon là một trong những lí do mà chứng ợ nóng xảy ra trong thời kì đầu mang thai. Có một quan niệm sai lầm là chứng ợ nóng chỉ xảy ra trong ba tháng cuối. Thực ra triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian có thai và nó xảy ra thường xuyên hơn vào ba tháng cuối.

Sự phát triển của em bé cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Nó đẩy các hơi nén trong ổ bụng lên trên và đồng thời nó cũng làm cho những thứ trong dạ dày đẩy trở lên làm tăng nguy cơ nhiễm chứng ợ nóng.


Làm thế nào đây?
Triệu chứng ợ nóng không thể chữa khỏi tuy nhiên vẫn có một số cách giúp mẹ bầu giảm triệu chứng này bằng chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Dưới đây là những bí kíp nhỏ mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý:

Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Thay vì chỉ ăn 3 bữa ăn chính, các bà bầu nên chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ, nên nhai chậm và kỹ mỗi khi ăn. Bởi lẽ nếu ăn nhanh hoặc ăn quá nhiều trong bữa ăn chính là "thủ phạm" gây nên chứng ợ nóng.

Không ăn trước khi đi ngủ

Nên tránh thu nạp bất cứ loại đồ ăn nào trước khi đi ngủ. Bữa ăn cần trước lúc đi ngủ khoảng 3 giờ. Khi ăn xong không nên đi nằm ngay sẽ rất khó tiêu và là đầu mối gây nên chứng bệnh trào ngược thực quản.


Tránh những thức ăn bất lợi

Một số thực phẩm có thể gây ợ nóng mẹ bầu nên tránh là: Bạc hà, kẹo bạc hà và trà; thực phẩm có nhiều chất béo như bánh nướng, bánh ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn rán hoặc chiên nhiều lần, thực phẩm nhiều dầu; rượu; cafein (cà phê, trà, sô-cô-la, coca cola); gia vị (cà-ri, ớt bột, ớt khô, tương ớt, nước xốt cay).


Nên nằm nghiêng khi đi ngủ và không nên đi ngủ ngay
sau khi vừa ăn xong.


Nằm nghiêng khi ngủ
Nên nằm nghiêng khi đi ngủ và không nên đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong. Nhiều bà bầu có thói quen ăn đêm để thai nhi đỡ đói sẽ khiến tình trạng ợ nóng thêm nặng. Khi ngủ, bà bầu nên kê gối xuống dưới lưng để lượng axit luôn ở dưới cơ hoành.

Kiểm soát cân nặng

Sẽ là rất bình thường nếu cân nặng của bạn tăng lên đều đặn trong quá trình mang thai, tuy nhiên nếu tăng quá nhanh và tăng với số lượng lớn thì bạn nên cẩn trọng.

Bởi đa phần những người béo phì, dư thừa cân nặng thường rất dễ bị chứng ợ nóng viếng thăm. Trong trường hợp tăng cân bất thường bạn nên tham khảo ngay lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Theo thống kê, khoảng 35% người thừa cân mắc chứng ợ nóng.

Lưu ý: Có nhiều bà bầu tự ý mua thuốc về uống để làm giảm chứng ợ nóng, nhưng điều này khá nguy hiểm bởi chưa có đủ nghiên cứu chứng tỏ mức an toàn khi sử dụng các loại thuốc này khi đang mang thai.

Tuyệt đối không được tự động sử dụng các loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày mà phải nghe tư vấn cũng như chỉ định thuốc cụ thể từ phía bác sỹ điều trị. Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm độ axit có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, gây ra bệnh thiếu máu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |